Ê buốt răng cửa hàm dưới phải làm gì?

Ê buốt răng cửa hàm dưới là tình trạng thường gặp trong nha khoa, xuất hiện ở những người trưởng thành. Mọi người thường lo lắng ê buốt răng cửa hàm dưới có phải là dấu hiệu của bệnh không? Làm sao để khắc phục tình trạng này?

Ê buốt răng cửa hàm dưới phải làm gì? Ê buốt răng cửa hàm dưới phải làm gì?

Ê buốt răng cửa hàm dưới là tình trạng thường gặp trong nha khoa, xuất hiện ở những người trưởng thành. Mọi người thường lo lắng ê buốt răng cửa hàm dưới có phải là dấu hiệu của bệnh không? Làm sao để khắc phục tình trạng này?

Nguyên nhân gây ê buốt răng cửa hàm dưới

Răng cửa hàm dưới bị ê buốt là một trong những biểu hiện của bệnh ê buốt răng. Điều này xảy ra khi răng cửa hàm dưới bị mài mòn, để lộ phần ngà răng bên trong, đặc biệt khi có tác động của nhiệt độ như nóng hay lạnh thì răng sẽ có dấu hiệu ê buốt. Để khắc phục tình trạng này thì bạn cần tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà bạn nên lưu ý:

Dùng quá nhiều nước súc miệng: Trong nước súc miệng thường chứa rất nhiều axit, lạm dụng quá nhiều sẽ khiến răng bị mài mòn, gây ra tình trạng ê buốt răng cửa hàm dưới.

Ăn nhiều thực phẩm chứa axit: Khi bạn hấp thụ quá nhiều các thực phẩm chứa axit như cam, quýt, bưởi, chanh,... hoặc một số loại đồ uống có chứa nhiều cồn thì răng của bạn sẽ rất dễ bị mài mòn, gây ê buốt răng.

Chải răng không đúng cách: Việc chải răng không đúng cách hoặc sử dụng bàn chải có lông quá cứng có thể khiến răng bạn bị mài mòn, đồng thời khiến nướu bị tổn thương.

Răng bị sứt mẻ hoặc bị hỏng: Răng bị sứt mẻ khiến cho vi khuẩn dễ dàng vào bên trong gây viêm tủy răng, từ đó khiến cho tình trạng ê buốt răng dễ xảy ra.

Mô nướu bị viêm và sưng đỏ: Phần nướu hay các mô mềm bao quanh răng sẽ bị sưng đỏ khi bị viêm nướu răng, gây chảy máu chân răng, làm tổn thương các dây chằng hỗ trợ răng khiến cho bề mặt gốc của răng tiếp xúc trực tiếp với kích thích nóng lạnh bên ngoài, từ đó gây ra tình trạng bị ê buốt răng cửa hàm dưới.

ê buốt răng

Bị ê buốt răng cửa hàm dưới là dấu hiệu của bệnh gì?

Để biết chính xác tình trạng ê buốt răng cửa của mình là dấu hiệu của bệnh gì, tốt nhất bạn nên đến trung tâm nha khoa uy tín để được Bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả. Ê buốt răng cửa hàm dưới hoàn toàn có thể chữa trị nếu phát hiện sớm, nếu để lâu bệnh sẽ trở nên nặng hơn, khiến bạn tốn nhiều thời gian và chi phí điều trị.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ê buốt răng, Nha sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị như: hàn trám răng, bọc răng sứ,... Sở dĩ có thể áp dụng những phương pháp này vì vật liệu trám cũng như bọc răng sứ có thể giúp che đi phần răng bị mài mòn, tránh cho răng chịu tác động của lực nhai hay axit, vi khuẩn gây bệnh.

Ê buốt răng cửa hàm dưới phải làm gì?

Mẹo chữa nhức răng dân gian:

Cách trị đau răng tức thì bằng rễ cây lá lốt: Lấy 20g rễ lá lốt đem rửa sạch và giã nát với một chút muối. Dùng bông gòn chấm vào chỗ đau nhức răng. Sau đó súc miệng với nước sạch, ngày lặp đi lặp lại 3-4 lần, sẽ thấy đau nhức thuyên giảm rõ rệt.

Mẹo đơn giản là súc miệng bằng nước muối ấm loãng để vệ sinh và diệt khuẩn mỗi ngày.

Sử dụng gừng tươi: Bạn dùng củ gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ đi. Để miếng gừng tươi đó cắn chặt vào chỗ răng đau giữ trong khoảng 3-5 phút cho tinh chất gừng tiết ra để diệt khuẩn.

đau răng

Nhức răng uống thuốc gì khỏi nhức răng tại nhà:

Thông thường sau khi thăm khám, tùy vào tình trạng răng mà bác sĩ nha khoa sẽ kê các loại thuốc trị nhức răng, giảm sưng viêm tại nhà hiệu quả như:

paracetamol:

Cách dùng và liều lượng:

Người lớn: 1 – 2 viên/ lần – Khoảng cách giữa hai lần uống thuốc từ 4 – 6 giờ.

Trẻ em từ 6 -12 tuổi: liều dùng phù hợp: 1 viên/ lần.

Dorogyne:

Cách dùng và liều lượng: Thuốc không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi

Người lớn: 6 viên/ ngày chia làm 3 lần, mỗi lần 2 viên

Trẻ em: 6 đến 9 tuổi ( 2 viên/ngày. Chia 2 lần) – 10 đến 15 tuổi ( 3 viên/ ngày. Chia 3 lần).

Cách chữa đau nhức răng bằng giải pháp nha khoa

Biện pháp trị đau răng sâu phổ biến nhất hiện nay là trám răng. Nha sĩ sẽ làm sạch vết sâu và trám bít lại bằng vật liệu trám. Quá trình hàn trám diễn ra trong khoảng 15 phút là xong. Đây là kỹ thuật nha khoa đơn giản, an toàn và rất hiệu quả.

Xem thêm :

  • Nguyên nhân và biện pháp chữa răng ê buốt
  • Cách điều trị răng ê buốt sau sinh mẹ nên biết
  • Các bệnh răng miệng gây buốt chân răng người nào cũng có thể mắc