Được nghỉ khám thai định kỳ bao nhiêu ngày, có được hưởng nguyên lương không?
Đối với phụ nữ đang mang thai, thì nhu cầu được nghỉ để đi khám thai, cũng như nghỉ dưỡng thai là vô cùng quan trọng. Và một câu hỏi được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm đó là với phụ nữ đang mang thai thì chế độ nghỉ khám thai định kỳ là bao nhiêu ngày, có được hưởng nguyên lương hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này
Được nghỉ khám thai định kỳ bao nhiêu ngày, có được hưởng nguyên lương không?
Chế độ nghỉ khám thai định kỳ của lao động nữ là bao nhiêu ngày?
- Tại điều số 32 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định thì trong suốt thời gian mang thai, lao động nữ sẽ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần được nghỉ 01 ngày. Trong trường hợp ở xa bệnh viện hoặc lao động có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho 1 lần khám thai.
- Như vậy, quyền lợi của lao động nữ trong suốt thai kỳ sẽ là được nghỉ 05 lần với tối đa tổng số ngày nghỉ là 10 ngày với trường hợp đặc biệt đã nêu ở trên (bệnh viện ở xa, lao động nữ có bệnh lý, thai không bình thường).
- Lưu ý rằng, tại điều 32 của Luật cũng đã giải thích rất rõ đó là thời gian nghỉ việc để đi khám thai tính theo ngày làm việc, không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hàng tuần.
Tiền lương trong những ngày nghỉ khám thai được tính như thế nào?
- Cũng tương tự như khi bạn nghỉ sinh con, nghỉ dưỡng thai...thì khi lao động nữ nghỉ việc để đi khám thai sẽ không được hưởng mức lương do người lao động trả, mà thay vào đó, lao động nữ sẽ được hưởng trợ cấp do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả.
- Mức hưởng được quy định rất rõ tại điều 39, luật bảo hiểm xã hội 2014 cụ thể như sau:
- Mức hưởng 1 tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng cho bảo hiểm xã hội 06 tháng trước khi nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
- Cụ thể, trong trường hợp bình thường, lao động nữ sẽ nghỉ 05 ngày/ 1 tháng để khám thai, thì mức trợ cấp sẽ được tính như sau:
Mức hưởng= 100% mức bình quân tiền lương tháng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản : 24 ngày x 5 ngày.
Ví dụ: bạn có mức lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội là 05 triệu đồng, bạn nghỉ 05 ngày để khám thai. Thì mức trợ cấp cụ thể của bạn sẽ như sau: 05 triệu : 24 ngày x 5 ngày= 1.041 triệu đồng.
Hồ sơ cần làm để nhận trợ cấp của bảo hiểm xã hội khi nghỉ khám thai định kỳ.
- Hồ sơ bao gồm
- C70a - HD. Bạn tải mẫu này theo quyết định 636/QĐ-BHXH (https://baohiemxahoidientu.vn/van-ban/chi-tiet/QD_636_QD_BHXH)
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
- Thời gian nộp hồ sơ: trong vòng 55 ngày, được tính kể từ ngày lao động nữ đi làm lại.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được hồ sơ hợp lệ
Qua các thông tin vừa nêu trong bài viết, hi vọng bạn đọc đã nắm rõ được các kiến thức liên quan đến chế độ nghỉ khám thai định kỳ cho lao động nữ. Đây là quyền lợi của bạn khi tham gia bảo hiểm xã hội, vì vậy trong trường hợp cần, bạn hoàn toàn có thể nghỉ khám thai để hưởng được chế độ của nhà nước, cũng như theo dõi được sự phát triển của bé yêu một cách kịp thời nhất.
Xem thêm :
- Mách mẹ bầu các giai đoạn đi khám thai chuẩn không cần chỉnh
- Mẹ bầu biết gì khi khám thai tuần 22?
- Cần thăm khám những gì trước khi mang thai?