Đừng xem nhẹ chứng rối loạn tự kỷ ở người lớn
Tự kỷ không chỉ xảy ra với trẻ em. Ngay cả người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ. Hiểu đúng về chứng tự kỷ ở người lớn, đồng cảm và sẻ chia với ệ chính là những điều mà chúng ta nên làm.
Đừng xem nhẹ chứng rối loạn tự kỷ ở người lớn
Dường như tất cả mọi người đều dành mối quan tâm của mình đến chứng tự kỷ ở trẻ em. Thế nhưng có một sự thật đang diễn ra trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những người trưởng thành vẫn có khả năng bị tự kỷ. Chứng tự kỷ ở người lớn không còn đơn thuần là một rối loạn về tâm lý và kỹ năng mà còn là trở ngại trong việc duy trì một cuộc sống bình thường. Hiểu đúng về tự kỷ ở người lớn, đồng cảm và sẻ chia chính là những điều mà chúng ta nên làm.
Tự kỷ có phải là bệnh?
Tự kỷ (autism) ở con người là những vấn đề liên quan đến chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến một số khiếm khuyết trong giao tiếp ngôn ngữ, hành vi, sở thích, ... với mọi người và thế giới xung quanh.
Theo các chuyên gia tâm lý, tự kỷ không phải bệnh. Tự kỷ là một chứng rối loạn hành vi thần kinh (rối loạn phát triển lan tỏa) cản trở giao tiếp và tương tác của người đó.
Tự kỷ không lây lan qua tiếp xúc hoặc bất kỳ hình thức truyền nhiễm nào, cũng không hẳn là biến chứng từ một căn bệnh nào đó.
Những người tự kỷ cần sự đồng cảm và chia sẻ rất nhiều của gia đình, bạn bè và xã hội. Sự xa lánh, kỳ thị sẽ khiến những người tự kỷ trở nên cô độc và tình trạng rối loạn ngày càng trầm trọng hơn.
Chứng tự kỷ ở người lớn
Cho đến nay, nhiều người vẫn quan niệm tự kỷ chỉ xuất hiện ở trẻ em mà vô tình lãng quên đi một nhóm đối tượng cũng đang ở mức báo động dễ mắc bệnh. Đó là chứng tự kỷ ở người lớn. Trong đó, tỷ lệ mắc chứng tự kỷ ở nam giới cao gấp 9 lần so với nữ. Và những người độc thân là những người chiếm đa số.
Nếu tự kỷ ở trẻ em ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề giao tiếp và giáo dục thì chứng tự kỷ ở người lớn lại gây khó khăn trong khả năng làm việc và sống tự lập.
Kết hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu chẩn đoán bệnh tự kỷ ở Southampton (Anh), các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuổi tác và mức độ nghiêm trọng của chứng tự kỷ có liên quan với nhau. Nghĩa là càng lớn tuổi, những người bị tự kỷ càng đối mặt với nhiều thách thức trong tư duy linh hoạt, giao tiếp và thích ứng với môi trường xung quanh.
Nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ ở người lớn là gì?
Trên thực tế, nguyên nhân khiến một số người mắc chứng tự kỷ vẫn chưa được tìm ra. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng đó là do các tác nhân gen di truyền, môi trường sống, sự căng thẳng, biến cố trong cuộc sống hoặc vấn đề tuyến giáp ... Một yếu tố khác là trẻ bị tự kỷ từ nhỏ nhưng không được phát hiện, điều trị kịp thời nên khi lớn lên thì chứng rối loạn đã chuyển sang giai đoạn khác nặng hơn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có khẳng định cuối cùng nào cho vấn đề này và chúng ta cần thêm thời gian để nghiên cứu.
Đặc điểm của chứng tự kỷ ở người lớn
Chứng tự kỷ ở người lớn không giống nhau về đặc điểm và cách thể hiện ở mỗi người. Dưới đây là một vài biểu hiện nhận biết điển hình của chứng tự kỷ ở người lớn trong công việc, giao tiếp và hành vi:
Hành vi diễn đạt: tập trung quan sát, theo dõi chăm chú, nhìn vào một chỗ hoặc đồ vật trong thời gian dài và lặp đi lặp lại nhiều lần. Giữ khư khư một món đồ vật yêu thích và không muốn ai đụng vào nó (nếu chẳng may người lạ đụng vào sẽ khó chịu hoặc đòi lại ngay lập tức). Đồng thời, người bị tự kỷ sẽ ít quan tâm đến ý kiến của người khác mà chỉ chăm chăm chú trọng vào ý muốn của bản thân.
Gặp nhiều thử thách trong công việc: chứng tự kỷ ở người lớn biểu hiện bằng sự mất tập trung, khó khăn trong tương tác với đồng nghiệp trong môi trường làm việc. Công suất làm việc sẽ chậm hơn, rập khuôn, khó nắm bắt được ý nghĩa của việc đang làm, đồng thời thường tự tách mình ra khỏi đám đông.
Giao tiếp hạn chế: đây là đặc điểm được thể hiện rõ nhất đối với chứng tự kỷ ở người lớn. Mặc dù họ lớn lên không bị khuyết tật về ngôn ngữ nhưng khi mắc rối loạn tự kỷ lại trở nên mất tự tin, nói chuyện không rõ câu chữ, lắp bắp, nói nhỏ. Cử chỉ và biểu lộ cảm xúc đều ở một mức độ nhất định, thờ ơ với mọi thứ đang diễn ra xung quanh. Đặc biệt, những người tự kỷ luôn có xu hướng thích ở một mình, cô lập trong bóng tối, ít có xu hướng kết bạn hoặc trò chuyện cùng ai.
Khi mắc phải tự kỷ ở người lớn – đừng xem nhẹ
Tự kỷ ở người lớn tuy có biểu hiện nặng hơn nhưng lại khó phát hiện. Do vậy, rất nhiều trường hợp người lớn bị tự kỷ có những hành động mất kiểm soát do rối loạn ở thần kinh não gây ra. Trong khi người thân, gia đình và bạn bè không nhận ra hoặc ít quan tâm dẫn đến người tự kỷ rơi vào trạng thái cô độc. Họ sẽ càng ngày càng tách biệt mình khỏi hiện tại để sống trong thế giới của riêng họ. Nguy hiểm nhất là tự gây hại cho bản thân, tuyệt vọng và muốn tự tử, tìm đến cái chết.
Những hệ lụy của chứng tự kỷ ở người lớn có thể trở thành bi kịch về cuộc đời của một con người khi họ không nhận được sự chung tay giúp đỡ và hỗ trợ từ mọi người xung quanh. Vì vậy, tự kỷ ở người lớn cần được hiểu và nhìn nhận một cách nghiêm túc và đúng đắn nhất.
Điều trị tự kỷ ở người lớn như thế nào?
Có thể nhận thấy, tự kỷ không phải là một căn bệnh chết người nhưng lại là một hội chứng khó điều trị. Sự cải thiện tình trạng tự kỷ không biểu hiện nhanh và rõ rệt mà chúng sẽ chuyển biến rất chậm nếu được điều trị đúng cách. Do vậy, hãy kiên trì và nhẫn nại trong quá trình điều trị tự kỷ ở người lớn.
Hãy gần gũi, chăm sóc và yêu thương họ như một người bình thường. Tôn trọng ý kiến và quyết định riêng, thường xuyên trao đổi mọi vấn đề trong công việc và cuộc sống để họ không cảm thấy lạc lõng và bị bỏ rơi. Tổ chức các chuyến dã ngoại, đi chơi cùng gia đình để tăng cường sự gắn kết. Hạn chế để người tự kỷ ở một mình quá nhiều bởi điều này sẽ khiến họ dễ quay về trạng thái lúc đầu.
Nhờ đến sự can thiệp của các chuyên gia tâm lý để người bị tự kỷ có thể kiểm soát tốt hơn hành vi và cảm xúc của bản thân. Qua những buổi điều trị tâm lý, họ có thể dần biết cách bảo vệ bản thân hơn, có hành vi ứng xử linh hoạt hơn tùy từng hoàn cảnh. Phác đồ điều trị bằng tâm lý giúp nhận biết được những ưu khuyết điểm của người tự kỷ nhằm giúp họ tham gia học tập hoặc làm việc đúng sở thích, tài năng.
Gần đây có một phương pháp can thiệp của Y khoa đối với chứng tự kỷ ở người lớn là oxy cao áp. Phương pháp này hỗ trợ người tự kỷ cải thiện tình trạng rối loạn hệ thần kinh trung ương bằng cách cung cấp nhiều oxy hơn cho não và thúc đẩy sản sinh các mạch máu mới. Tuy nhiên, trước khi áp dụng biện pháp điều trị này bạn cần trao đổi kỹ càng với bác sĩ.
Xem thêm:
- Tự kỉ có chữa khỏi được không?
- Tìm hiểu nguyên nhân và bệnh tự kỷ có di truyền hay không?