Dùng tỏi có chữa được hen suyễn không?

Từ trước tới nay, tỏi luôn được biết tới là gia vị và là vị thuốc không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nhiều người cho rằng tỏi còn có thể chữa được các bệnh lý hô hấp, trong đó có hen suyễn. Điều này có đúng hay không? Bài viết của HoiBenh sau đây sẽ giúp giải đáp những thắc mắc xung quanh việc sử dụng tỏi làm thuốc chữa bệnh.

Dùng tỏi có chữa được hen suyễn không? Dùng tỏi có chữa được hen suyễn không?

Từ trước tới nay, tỏi luôn được biết tới là gia vị và là vị thuốc không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nhiều người cho rằng tỏi còn có thể chữa được các bệnh lý hô hấp, trong đó có hen suyễn. Điều này có đúng hay không? Bài viết của HoiBenh dưới đây sẽ giúp giải đáp những thắc mắc xung quanh việc sử dụng tỏi làm thuốc chữa bệnh.

Hen suyễn là bệnh gì?

Hen suyễn là bệnh lý viêm đường thở mạn tính với biểu hiện co thắt phế quản làm cản trở sự lưu thông của không khí trong hệ hô hấp. Khi bị hen suyễn đường dẫn khí của người bệnh luôn trong tình trạng viêm nhiễm, kích ứng và co thắt khí quản gây khó thở, thở khò khè, rèn rít, khiến cơ thể thiếu oxi, mệt mỏi, lừ đừ. Một số trường hợp hen suyễn còn xuất hiện nhiều dịch tiết trong khí quản, ngăn cản hoạt động của quá trình hô hấp.

Hen suyễn thường gặp ở những người có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm phế quản, người già, trẻ nhỏ và người lao động trong các khu vực có không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi và hóa chất.

vicare.vn-dung-toi-co-chua-duoc-hen-suyen-khong-body-1

Tùy vào mức độ bệnh mà biểu hiện của hen suyễn có thể nặng hoặc nhẹ, tuy nhiên đây là căn bệnh mạn tính nên người bệnh chỉ có thể tìm ra các loại thuốc giúp ổn định và ngăn ngừa nguy cơ tái phát hen suyễn mà không thể điều trị triệt để được triệu chứng.

Nếu không được điều trị và theo dõi đều đặn, người mắc bệnh hen suyễn nhiều khả năng sẽ đối mặt với các nguy cơ xẹp phổi, tràn khí màng phổi, suy hô hấp, suy giảm các chức năng của não và các cơ quan trong cơ thể do thiếu oxi, làm giảm tuổi thọ và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh,

Dùng tỏi có chữa được hen suyễn không?

Trong thành phần của tỏi có chứa các hoạt chất giúp chống oxi hóa, hạn chế tình trạng viêm nhiễm và tắc nghẽn của lá phổi nên có tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh hen suyễn.

Trong tỏi cũng chứa nhiều vitamin C và prostacyclins có tác dụng kháng viêm, thông tắc đường thở, ngăn ngừa các triệu chứng khó thở, khò khè, tắc rít dịch tiết của người mắc bệnh hen suyễn

Có nhiều phương pháp sử dụng tỏi trong điều trị bệnh hen suyễn. Chúng ta có thể dùng tỏi đen hoặc tỏi tươi đều được để pha với 1⁄2 cốc sữa hoặc tự pha chế trà tỏi uống mỗi ngày để tăng khả năng lưu thông đường thở, ngăn ngừa tình trạng hen suyễn tái phát.

vicare.vn-dung-toi-co-chua-duoc-hen-suyen-khong-body-2

Để chế biến trà tỏi, chúng ta có thể bỏ 3 – 5 tép tỏi vào trong bình nước sôi rồi để nguội 5 phút để các hoạt chất trong tỏi thấm dần vào nước, sau đó đem ra sử dụng. Bạn cũng có thể ép tỏi lấy nước để uống hàng ngày để khả năng trị bệnh được cao hơn.

Tuy nhiên cần lưu ý tỏi có tính nóng nên không được lạm dụng sử dụng quá nhiều cùng một lúc, dễ gây ức chế cho dạ dày và các cơ quan khác. Cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp chữa bệnh với tỏi để tránh tình trạng ảnh hưởng đến thuốc đang dùng, làm giảm hiệu quả và gây biến chứng cho sức khỏe.

Một số lưu ý khi điều trị hen suyễn

Khi điều trị hen suyễn, người bệnh cần chú ý đều đặn sử dụng thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng bệnh hen suyễn theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh tình trạng bệnh tái phát. Ngoài ra trong quá trình điều trị, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc tây y, đông y hay thực phẩm chức năng, người bệnh cần phải có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa tình trạng tương tác thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị, thậm chí gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Người bệnh hen suyễn có hệ hô hấp rất yếu và dễ bị kích ứng, do vậy cần phải hạn chế tiếp xúc với những khu vực có không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất, lông động vật, thú nuôi, bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, virus cảm cúm để ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.

Ngoài ra cũng cần giữ cho bệnh nhân một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh, giữ cho tâm hồn thanh thản, thư giãn, lạc quan, vui vẻ giúp ổn định hô hấp và hạn chế tình trạng hen suyễn tái phát.

vicare.vn-dung-toi-co-chua-duoc-hen-suyen-khong-body-3

Tuy nhiên, nếu thấy bệnh nhân có những triệu chứng như thở nông, thở gấp trên 30 lần/ 1 phút, cơ thể lả đi, tái xanh, mạch nhanh trên 120 lần/ 1 phút, người thân và gia đình cần đưa bệnh nhân tới ngay cả cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và xử trí kịp thời, hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho sức khỏe của người bệnh.

Hi vọng rằng, những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp đã giúp tìm ra được một phương pháp an toàn và hiệu quả để hỗ trợ điều trị căn bệnh hen suyễn, giúp người bệnh an tâm sống khỏe và lạc quan hơn mỗi ngày.

Thu Phương