Dùng thuốc lợi tiểu khi nào là đúng cách

Thuốc lợi tiểu là loại thuốc thường được chỉ định để hỗ trợ điều trị bệnh lý (tim mạch, gan, thận,...) hoặc tăng cường chức năng cho thận. Tuy nhiên có khá nhiều người lại không biết dùng thuốc lợi tiểu khi nào là đúng cách hoặc mập mờ về cách dùng loại thuốc này. Bài viết dưới đây sẽ có hướng dẫn cụ thể về dùng thuốc lợi tiểu khi nào để đạt hiệu quả tốt nhất.

Dùng thuốc lợi tiểu khi nào là đúng cách Dùng thuốc lợi tiểu khi nào là đúng cách

Thuốc lợi tiểu là loại thuốc thường được chỉ định để hỗ trợ điều trị bệnh lý (tim mạch, gan, thận,...) hoặc tăng cường chức năng cho thận. Tuy nhiên có khá nhiều người lại không biết dùng thuốc lợi tiểu khi nào là đúng cách hoặc mập mờ về cách dùng loại thuốc này. Bài viết dưới đây sẽ có hướng dẫn cụ thể về dùng thuốc lợi tiểu khi nào để đạt hiệu quả tốt nhất.

1. Tác dụng của thuốc lợi tiểu là gì?

Thuốc lợi tiểu (còn có tên gọi khác là thuốc nước) có tác dụng tăng thải muối và đào thải lượng nước ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu. Đây là loại thuốc chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua và uống vì có thể gây ra một số nguy cơ xấu đối với sức khoẻ.

2. Có những loại thuốc lợi tiểu nào?

Hiện nay trên thị trường có 7 nhóm thuốc lợi tiểu phổ biến, mỗi loại có tác dụng tương ứng với một số loại bệnh. Cụ thể là:

  • Thuốc lợi tiểu ức chế men CA là Methazolamide, Acetazolamide, Diclophenamid.
    Loại thuốc này thường được sử dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh phù chân tay rất hiệu quả. Nguyên lý hoạt động của loại thuốc này là: ức chế Hidro trong cầu thận. Khi Hydro bị ức chế thì trong cầu thận không có nước để vận chuyển Natri hoặc Kali vào máu. Do vậy bắt buộc cơ thể phải tự đẩy nước từ nơi khác về cầu thận. Khi lượng nước thừa trong cơ thể không còn nhiều thì tình trạng phù nề cũng sẽ thuyên giảm.
vicare.vn-dung-thuoc-loi-tieu-khi-nao-la-dung-cach-body-1
Thuốc lợi tiểu Acetazolamide
  • Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali: Amiloride, Spironolactone, Triamteren, Eplerenone. Loại thuốc này giúp đào thải lượng nước dư thừa trong cơ thể nhưng vẫn giữ nguyên được hàm lượng kali. Nhiều loại thuốc lợi tiểu khác khi đào thải nước khỏi cơ thể thì đồng thời làm mất đi lượng kali, sẽ gây ra các vấn đề về sức khoẻ như loạn nhịp tim. Do vậy, những bệnh nhân có nồng độ kali trong máu thấp thường được chỉ định sử dụng loại thuốc lợi tiểu này.
  • Thuốc lợi tiểu quai: bao gồm Furosemid, Acid ethacrynic, Torsemide, Bumetanid
  • Thuốc lợi tiểu quai thường được dùng trong những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh suy tim và đang điều trị suy tim.
  • Thuốc lợi tiểu thẩm thấu: Ure, Mannitol, Glycerin là tên 3 loại thuốc thông dụng nhất của nhóm thuốc lợi tiểu thẩm thấu.
    Đúng như với tên gọi, nhóm thuốc lợi tiểu này thẩm thấu nhanh, chúng được lọc qua cầu thận nhưng không hấp thụ được vào ống thận. Do vậy sẽ tăng cường áp thực thẩm thấu của dung dịch cần lọc qua ống thận. Lượng nước tiểu bài tiết ra sẽ nhiều hơn bình thường. Vì vậy mà thuốc có tên gọi là thuốc lợi tiểu thẩm thấu. Loại thuốc này hay được dùng trong phù não.
  • Thuốc lợi tiểu thiazid: Một số sản phẩm phổ biến hiện nay trên thị trường thuộc nhóm thuốc lợi tiểu thiazid là Chlorthalidone, Chlorothiazide, Hydrochlorothiazide, Indapamide, Metolazone.
    Đây là nhóm thuốc lợi tiểu được kê đơn nhiều nhất. Nhóm thuốc Thiazid thường được dùng để điều trị cao huyết áp. Loại thuốc này không chỉ làm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể, mà còn giúp thư giãn các mạch máu.
    Thông thường đối với những bệnh nhân bị suy tim nhẹ, suy tim mạn sẽ được bác sĩ chỉ định dùng loại thuốc lợi tiểu thiazid.
    Những bệnh nhân cao huyết áp thường dùng chung thuốc lợi tiểu thiazid với thuốc khác để giảm huyết áp.
vicare.vn-dung-thuoc-loi-tieu-khi-nao-la-dung-cach-body-2
Thuốc lợi tiểu Thiazide trong điều trị Tăng huyết áp
  • Thuốc lợi tiểu kháng Aldosteron là Aldactone, Spironolactone,... dùng trong điều trị các bệnh tim ứ huyết, xơ gan, thận hư giai đoạn khởi phát.
  • Thuốc lợi tiểu ức chế Anhydrase carbonic như Acetazolamid, Fonurit,... được sử dụng trong chữa trị các chứng phù do suy tim, chứng động kinh.

3. Dùng thuốc lợi tiểu khi nào là đúng cách

Bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc lợi tiểu khi được bác sĩ cho phép. Những trường hợp bệnh lý sau được dùng thuốc lợi tiểu:

  • Bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp: do có tác dụng chính là đào thải lượng nước thừa ra khỏi cơ thể nên thuốc lợi tiểu phù hợp với những bệnh nhân bị huyết áp cao. Giảm khối lượng nước khỏi cơ thể cũng đồng thời làm giảm tình trạng tăng huyết áp.
  • Bệnh nhân suy tim: thuốc lợi tiểu có tác dụng giảm triệu chứng sưng phù và tích tụ dịch, từ đó làm giảm ảnh hưởng của tình trạng suy tim.
  • Bị phù nề: thuốc giúp đào thải lượng nước thừa trong cơ thể, từ đó giảm hiện tượng sưng phù.
  • Bệnh nhân mắc bệnh gan.
  • Người mắc bệnh thận.
  • Người tăng nhãn áp.
vicare.vn-dung-thuoc-loi-tieu-khi-nao-la-dung-cach-body-3
Bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc lợi tiểu khi được bác sĩ cho phép

4. Những lưu ý quan trọng khi uống thuốc lợi tiểu

  • Việc dùng thuốc lợi tiểu còn phụ thuộc vào tình trạng gan thận, hàm lượng kali, nồng độ natri cần phải đào thải của người bệnh. Mà điều này chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới có những am hiểu nhất định để đưa ra lời khuyên cho mỗi bệnh nhân. Do vậy, trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được tự ý sử dụng loại thuốc này.
  • Trong quá trình dùng thuốc lợi tiểu, bệnh nhân cần phải thường xuyên kiểm tra huyết áp, theo dõi chức năng của thận và tình trạng bệnh để có phương pháp xử lý kịp thời. Nếu gặp phải bất kỳ một số tác dụng phụ nào cần báo ngay với bác sĩ để được đổi sang loại thuốc khác.
  • Đang dùng thuốc lợi tiểu bệnh nhân nên ăn ít muối và tăng cường các loại hoa quả, đặc biệt là chuối cam vì chúng rất giàu kali.

Xem thêm:

  • Uống thuốc lợi tiểu có tác dụng gì?
  • Uống thuốc lợi tiểu có hại gì không?
  • Sử dụng thuốc mát gan, lợi tiểu Chophytol sao cho đúng?