Đừng quá lo lắng nếu bạn nếu bạn mắc bệnh tim bẩm sinh thông liên thất

Có những trẻ em ngay khi mới chào đời đã mắc bệnh tim bẩm sinh, trong đó bệnh tim bẩm sinh thông liên thất là một trong những loại bệnh phổ biến nhất. Vậy tim bẩm sinh thông liên thất là gì? Nó có quá nguy hiểm hay không?

Đừng quá lo lắng nếu bạn nếu bạn mắc bệnh tim bẩm sinh thông liên thất Đừng quá lo lắng nếu bạn nếu bạn mắc bệnh tim bẩm sinh thông liên thất

1. Tim bẩm sinh thông liên thất là gì?

Bệnh tim bẩm sinh thông liên thất (hay còn được gọi là VSD) là dạng dị tật bẩm sinh thường gặp, xảy ra khi xuất hiện một lỗ hổng trên vách ngăn giữa hai tâm thất, lỗ hổng này sẽ khiến cho máu ở hai bên tâm thất trộn lẫn với nhau và khiến máu đi nuôi cơ thể chứa ít oxy hơn.

Nếu lỗ thông liên thất nhỏ, thường có tiên lượng tốt, không đáng lo ngại. Khoảng 75% trẻ có thông liên thất lỗ nhỏ có thể tự đóng lại. Nhưng nếu lỗ thông liên thất lớn có thể khiến cho tim không bơm đủ máu dẫn đến suy tim và nếu không được xử trí sớm thì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, trẻ thường bị chậm lớn và có nhiều biến chứng nguy hiểm.

vicare.vn-dung-qua-lo-lang-neu-ban-neu-ban-mac-benh-tim-bam-sinh-thong-lien-that-body-1

2. Các triệu chứng thường gặp của bệnh tim bẩm sinh thông liên thất

Khi bị tim bẩm sinh thông liên thất thường gặp những triệu chứng như: Khó thở, mệt mỏi hoặc đau ngực, nhịp tim thất thường, da dẻ xanh xao (do máu đi nuôi cơ thể chứa ít oxy) và khó tăng cân...

Tùy theo độ tuổi mà người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau. Với người lớn thì khi gặp những triệu chứng kể trên bạn hãy đến bệnh viện để thăm khám kịp thời còn đối với trẻ nhỏ, nếu thấy trẻ khó thở khi ăn, dễ mệt mỏi hoặc không tăng cân thì bạn hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh tim bẩm sinh thông liên thất

Hiện nay vẫn chưa có những chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây bệnh tim thông liên thất. Lúc còn trong bụng mẹ, hai tâm thất sẽ dính liền với nhau rồi hình thành vách ngăn, nếu quá trình vách ngăn hình thành có vấn đề thì sẽ xuất hiện lỗ hổng (thông liên thất).

4. Phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh thông liên thất

Việc lựa chọn phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào kích thước của lỗ thông. Với lỗ thông nhỏ, chỉ cần theo dõi định kỳ và chưa cần thiết phải điều trị. Với lỗ thông kích thước lớn, thì cần đóng lại bằng phương pháp can thiệp bít lỗ thông hoặc phẫu thuật vá lỗ thông. Thông thường, nếu được đóng sớm thì trẻ thường sẽ khỏi hẳn và sau đó, chỉ cần theo dõi, tái khám định kỳ trong khoảng 3 năm.

vicare.vn-dung-qua-lo-lang-neu-ban-neu-ban-mac-benh-tim-bam-sinh-thong-lien-that-body-2

Về mặt giải phẫu, thông liên thất được chia thành 4 loại chính, gồm: thông liên thất phần quanh màng, thông liên thất phần cơ (hay gặp gần mỏm tim), thông liên thất phần buồng nhận (hay gặp kiểu ống nhĩ thất), thông liên thất phần phễu (hay gặp dưới van động mạch chủ, dưới van động mạch phổi).

Có 3 biện pháp thường áp dụng để chữa trị thông liên thất gồm: chữa trị nội khoa kết hợp theo dõi, phẫu thuật, can thiệp đóng thông liên thất qua đường ống thông. Do vậy, tùy theo tình trạng tổn thương, sức khỏe bệnh nhi,.. mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp can thiệp nào phù hợp nhất.

Bệnh tim bẩm sinh thông liên thất là một trong những khiếm khuyết tim bẩm sinh thường gặp nhất. Vì vậy trong quá trình mang thai các bà mẹ cần đảm bảo chế độ mang thai tốt nhất, an toàn và lành mạnh để đảm bảo thai nhi được phát triển toàn diện, tránh nguy cơ khiếm khuyết ở trẻ lúc mới sinh.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu nhận biết bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em bố mẹ cần biết
  • Bệnh tim bẩm sinh có chữa khỏi được không?
  • Xét nghiệm sàng lọc tim bẩm sinh, những điều cần biết