Đừng lơ là với bệnh tự kỷ ở người lớn

Tự kỷ là căn bệnh ai cũng có thể mắc phải mà không phân biệt giới tính, tuổi tác. Người lớn bị tự kỷ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc. Vậy đâu là dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn để có phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Đừng lơ là với bệnh tự kỷ ở người lớn Đừng lơ là với bệnh tự kỷ ở người lớn

Tự kỷ là căn bệnh ai cũng có thể mắc phải mà không phân biệt giới tính, tuổi tác. Người lớn bị tự kỷ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc. Vậy đâu là dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn để có phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Tự kỷ ở người lớn chưa nhận được quan tâm đúng mức

Tự kỷ là bệnh liên quan đến rối loạn phát triển tâm lý khiến cho người bệnh có các bất thường về giao tiếp xã hội, sống khép mình, ngại giao tiếp. Thông thường, khi nói đến tự kỷ, đa phần chúng ta thường nghĩ đến đối tượng là trẻ em. Tuy nhiên, thực tế bệnh lại tồn tại nhiều lứa tuổi, giới tính khác nhau mà không chừa 1 ai.

Trẻ còn nhỏ được phát hiện sớm bị tự kỷ sẽ được điều trị kịp thời, có khả năng hòa nhập với cuộc sống bình thường. Nhiều trường hợp không phát hiện để ddieuf trị khi còn nhỏ đã mang bệnh tới khi trưởng thành. Điều này khiến tác động của bệnh đến học tập, làm việc và khả năng độc lập khi trưởng thành rất khó khăn. Vì người lớn bị tự kỷ luôn có ám ảnh bị xã hội ruồng bỏ, cô độc và lo sợ.

Ủy ban y tế Quốc gia Anh đã nghiên cứu tự kỷ ở người lớn. Và kết quả khiến ai cũng giật mình: Có 1% dân số người lớn ở Anh bị tự kỷ. Điều này xấp xỉ con số trẻ nhỏ tự kỷ ở Anh. Điều này phản ánh 1 thực tế buồn rằng người lớn bị tự kỷ đã không được sự quan tâm cần thiết từ xã hội.

vicare.vn-dung-lo-la-voi-benh-tu-ky-o-nguoi-lon-body-1

Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn

Khi người lớn mắc tự kỷ sẽ có những dấu hiệu chung sau đây:

Cách giao tiếp

  • Gặp vấn đề về ngôn ngữ, cử chỉ và biểu lộ cảm xúc
  • Sống cô lập, không có xu hướng kết bạn hoặc nói chuyện với bất cứ ai
  • Không biểu đạt cảm xúc hay sẻ chia thành công, thất bại với cả những người thân
  • Không hiểu được cảm xúc của người khác, có nghĩa là thiếu sự đồng cảm và chia sẻ

Trong công việc

  • Nếu người bệnh đang đi học thì học tập gặp nhiều khó khăn vì tiếp thu chậm, có xu hướng cách ly với bạn bè, thầy cô nên kết quả học tập sa sút.
  • Nếu người lớn đến tuổi đi làm và đang làm thì không hoàn thành tốt công việc được giao thường xuyên. Công việc thường thực hiện rập khuôn, ngôn ngữ bị hạn chế. Đây là dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn nhưng trẻ em cũng có.
  • Thường làm người khác khó chịu vì người bệnh nghe, tiếp thu ý nghĩa câu nói của người khác rất khó khăn

Hành vi

  • Người lớn bị tự kỷ thường tập trung vào 1 vật dụng nào đó, giữ khư khư đồ vật, không cho người khác đụng vào.
  • Thường tập trung vào 1 chủ thể nhất định, bỏ qua hành động hay ý kiến của người khác.

Những phát hiện mới về bệnh tự kỷ ở người lớn

Bệnh tự kỷ ở người lớn có thể do nhiễm bệnh từ nhỏ nhưng chưa phát hiện ra, mãi khi lớn lên với những dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn mới biết được. Những dấu hiệu này khác nhau như thế nào tùy thuộc vào tình trạng bệnh khác nhau.

Hiện nay, chỉ có khoảng 20% người lớn bị tự kỷ có thể nói được, học nói được nhưng quan hệ xã hội lại gặp khó khăn. Họ không thích giao tiếp, kết bạn và ít bạn bè. Việc thích ứng môi trường cũng khó khăn, khó thay đổi thói quen, hay cáu và nói chuyện không logic.

S80% người tự kỷ tuổi trưởng thành có kèm chứng chậm phát triển, tâm thần, động kinh,... nên sống thu mình và rất sợ vô hình.

Nguyên nhân gây ra tự kỷ vẫn đang được nghiên cứu nhưng một số yếu tố nguy cơ cao được nêu ra là: Tổn thương não thực thể, gen di truyền, môi trường (hóa chất, lối sống) tác động đến.

Dấu hiệu tự kỷ ở người lớn vẫn khó nhận biết hơn trẻ em vì họ ít thể hiện qua hành động, ít tìm đến hỗ trợ y tế. Do đó, giúp người bệnh nhận bệnh của mình để thích nghi với cuộc sống và cải thiện các mối quan hệ gia đình, nơi học tập, nơi làm việc, rất cần thiết.

vicare.vn-dung-lo-la-voi-benh-tu-ky-o-nguoi-lon-body-2

Làm thế nào để giúp người tự kỷ sống hòa nhập xã hội?

Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có cơ sở tạo việc làm cho người lớn bị tự kỷ có thể hòa nhập với xã hội và sống tự lập. Trung tâm nuôi dưỡng người tự kỷ vẫn chưa có nên nếu họ có hành vi đi quá người thường thì cần sự hỗ trợ của bảo hiểm xã hội và y tế để họ có cuộc sống chất lượng.

Trong đó, vai trò của người thân, bạn bè rất quan trọng trong việc giúp người tự kỷ có được thói quen tự bảo vệ mình và có hành vi thích ứng phù hợp.

Các doanh nghiệp cũng nên tạo công ăn việc làm cho người tự kỷ hòa nhập cộng đồng dễ dàng hơn.

Xem thêm:

  • Bị tự kỷ có chữa khỏi được không?
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ mẹ cần biết để kịp thời “cứu” bé
  • Mẹ có biết điều trẻ tự kỷ thích là gì không?