Dung dịch tẩy rửa phòng bệnh tay chân miệng nên dùng loại nào?

Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ vào thời điểm tháng 3 tới tháng 5 và giai đoạn tháng 9 tới tháng 12. Đây là bệnh truyền nhiễm do enterovirus cùng với nhiều loại khác nhau như coxsackievirus, echovirus... gây ra. Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp, Vậy có thể dùng dung dịch tẩy rửa phòng bệnh tay chân miệng nào? Bài viết sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh thông tin, dấu hiệu mắc bệnh cũng như gợi ý một số dung dịch tẩy rửa phòng bệnh tay chân miệng để sát trùng cho trẻ.

Dung dịch tẩy rửa phòng bệnh tay chân miệng nên dùng loại nào? Dung dịch tẩy rửa phòng bệnh tay chân miệng nên dùng loại nào?

Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ vào thời điểm tháng 3 tới tháng 5 và giai đoạn tháng 9 tới tháng 12. Đây là bệnh truyền nhiễm do enterovirus cùng với nhiều loại khác nhau như coxsackievirus, echovirus... gây ra. Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp, Vậy có thể dùng dung dịch tẩy rửa phòng bệnh tay chân miệng nào? Bài viết sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh thông tin, dấu hiệu mắc bệnh cũng như gợi ý một số dung dịch tẩy rửa phòng bệnh tay chân miệng để sát trùng cho trẻ.

Bệnh tay chân miệng xảy ra ở độ tuổi nào?

Trẻ nhỏ từ 1 tới 5 tuổi thường là đối tượng dễ mắc căn bệnh tay chân miệng nhất. Với cơ thể còn non nớt, hệ miễn dịch, sức đề kháng còn yếu dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn từ bên ngoài nên tuổi càng nhỏ thì mức độ nghiêm trọng của bệnh càng cao.

Người trưởng thành cũng có thể mắc bệnh tay chân miệng nhưng ít hơn và mức độ nghiêm trọng ít hơn do hệ miễn dịch cao hơn. Các bậc phụ huynh cần thường xuyên quan tâm, để ý các dấu hiệu bất thường của trẻ để phát hiện kịp thời cũng như có cách phòng, chữa bệnh sớm nhất.

Bệnh tay chân miệng có thể tái phát lại nên cần phòng tránh cũng như kịp thời chữa trị khi có dấu hiệu.

Nguyên nhân mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ em?

Bệnh tay chân miệng mức độ nhẹ hay nặng phụ thuộc vào virus gây ra.

Nếu như do virus Coxsackievirus A16 thì các bậc cha mẹ có thể yên tâm bởi chúng không quá nguy hiểm, trẻ sẽ tự khỏi lại sau 5 tới 7 ngày mà không cần phải uống bất kỳ loại thuốc nào để điều trị.

Còn nếu do virus EV71 thì sẽ gây ra nhiều biến chứng cho trẻ khi mắc phải như biến chứng về hô hấp, về tim mạch, thần kinh, viêm não thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Loại virus gây bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể lây lan dễ dàng từ người này qua người khác thông qua việc trực tiếp tiếp xúc qua đường hô hấp như dịch mũi, họng, nước bọt, bọng nước tại vùng phát ban, phân người bệnh nhân.

Dấu hiệu lâm sàng khi mắc bệnh tay chân miệng

vicare.vn-dung-dich-tay-rua-phong-benh-tay-chan-mieng-nen-dung-loai-nao-body-1

Thời gian ủ bệnh: Khi bị tấn công bởi virus gây ra bệnh tay chân miệng, bệnh sẽ ủ trong thời gian từ 3 tới 7 ngày sau đó mới phát ra.

Sau thời gian ủ bệnh, 1 tới 2 ngày tiếp theo:

  • Bé bị sốt cao li bì, kéo từ 24 tới 48 tiếng đồng hồ
  • Trẻ kém ăn, đau họng, quấy khóc dai dẳng
  • Nôn
  • Khoang miệng là vùng đầu tiên để phát hiện dấu hiệu bệnh tay chân miệng. Khi mắc bệnh, khoang miệng của trẻ bị lở loét
  • Lòng bàn tay, chân, mông xuất hiện bọng nước. Bộ phận sinh dục cũng có thể xuất hiện bọng nước.
  • Bé hay bị giật mình – đây có thể là dấu hiệu của biến chứng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ nên để ý tần suất giật mình của trẻ khi bé đang vui chơi.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ?

Hiện tại vẫn chưa có loại vắc xin nào có thể đặc thị căn bệnh tay chân miệng này. Bởi vậy các mẹ có thể thực hiện một số cách để xử lý cho trẻ, tránh lây lan bệnh tay chân miệng.

Cho trẻ uống nhiều nước để bù đắp lượng nước cho cơ thể do bệnh tay chân miệng khiến trẻ bị sốt cao.

Nên cho trẻ ăn cháo lỏng, sữa, sử dụng các loại lá từ tự nhiên như lá chè, rau chân vịt đem đun nước để tắm cho trẻ

Các mẹ có thể sử dụng dung dịch Betadin để bôi lên các vùng bị nổi bọng nước cho trẻ để tránh lây lan sang các vùng xung quanh

Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn, kê đơn của bác sỹ

Thực hiện rửa tay trước khi nấu, bón cho trẻ ăn hay sau khi lau chùi những bọng nước cho trẻ xong, hay thay tã cha mẹ cần rửa tay bằng xà phòng để sát khuẩn, tránh gây lây nhiễm sang vùng khác.

Hạn chế tối đa việc tiếp xúc qua đường hô hấp với trẻ như hôn, thơm má, sử dụng chung các vật dụng,... để giảm nguy cơ gây lây nhiễm

Nên cho trẻ nghỉ ở nhà tới khi hoàn toàn khỏi bệnh để không gây bệnh cho trẻ khác ở những nơi công cộng như nhà mẫu giáo, trường học,...

vicare.vn-dung-dich-tay-rua-phong-benh-tay-chan-mi2ng-nen-dung-loai-nao-body-1
Nên cho trẻ nghỉ ở nhà tới khi hoàn toàn khỏi bệnh

Dung dịch tẩy rửa phòng bệnh tay chân miệng nên dùng loại nào?

Chất khử trùng chứa clo

Chất khử trùng chứa clo – NỒNG ĐỘ GỐC:

–Natri hypoclorit (nước JAVEL) và Cloramin B là 2 loại hóa chất thường được dùng để khử trùng bề mặt bao gồm các vật dụng và bề mặt môi trường trong lĩnh vực y tế và gia dụng. Khi hòa tan với nước, 2 hóa chất này giải phóng 1 lượng clo hoạt tính có tác dụng khử trùng.

Tùy theo từng nhà sản xuất: Các hóa chất khử trùng sẽ có hàm lượng Clo hoạt tính khác nhau ở nồng độ gốc). ví dụ: Cloramin B nếu ở dạng bột: nồng độ 25%; Nước JAVEL - dạng dung dịch: 5% hoặc 3% ...

Chất khử trùng chứa clo – NỒNG ĐỘ VỆ SINH-KHỬ KHUẨN

Tùy vào mục đích cũng như cách thức khử trùng, sự đề kháng của mầm bệnh, chất clo hoạt tính có ở dung dịch khử trùng đã pha sẽ có các nồng độ khác nhau.

Ví dụ : Nồng độ Clo hoạt tính cần thiết khác nhau cho mục đích khử trùng khác nhau

Nếu dùng để vệ sinh dụng cụ/đồ chơi/bề mặt môi trường: 0,05%

Khử trùng quanh môi trường nguy cơ nhiễm bẩn thấp – các khu vực lân cận, nhà ở không có bệnh: kết hợp với lau chùi, vệ sinh làm sạch mỗi ngày và khử trùng bằng chất khử trùng chứa clo mỗi tuần.

Cần khử trùng bề mặt vật dụng/môi trường: 0,1% đến 1%

Lượng chất khử trùng lớn hơn để khử trùng cho môi trường nguy cơ nhiễm bẩn nhiều như khu vực, nhà ở có mắc ca bệnh. Cần vệ sinh, khử khuẩn mỗi ngày

Khi điều chế pha dung dịch khử trùng, người thực hiện cần phải tính toán sao cho vừa đủ khối lượng hóa chất để đạt được hiệu quả nhất khi dùng dung dịch có nồng độ Clo hoạt tính muốn sử dụng.

Nếu trong trường hợp có chất tiết dịch hay máu người bệnh thải ra môi trường cần phải xử lý khử trùng ngay trước khi thực hiện khử trùng bề mặt.

Sử dụng nước JAVEL

vicare.vn-dung-dich-tay-rua-phong-benh-tay-chan-mieng-nen-dung-loai-nao-body-3

Có thể dử dụng Natri hypoclorit hay còn gọi nước JAVEL để vệ sinh - khử trùng mỗi ngày và mỗi tuần.

  • Nếu cần vệ sinh mỗi ngày : Pha theo hướng dẫn ghi trên nhãn nồng độ clo thấp 0,05% để thay thế làm sạch mỗi ngày bằng nước và xà phòng/chất lau nhà.
  • Khử khuẩn mỗi tuần khi không có ca bệnh pha theo nồng độ clo 0,1% – tăng gấp đôi nồng độ Clo: Cùng 1 lượng nước nhưng sẽ cho lượng nước JAVEL gấp 2 lần.
  • Khử khuẩn mỗi ngày khi có ca mắc bệnh tay chân miệng, nồng độ clo 0,5 % – tăng nồng độ Clo 10 lần: Pha cùng 1 lượng nước nhưng lượng JAVEL sẽ gấp 10 lần.

Sử dụng bột Chloramin B 25% - chất khử trùng nhẹ

Có thể dử dụng bột Chloramin B 25% để tẩy rửa hàng ngày nếu tại môi trường này chưa có ai mắc bệnh, chỉ khử khuẩn.

  • Vệ sinh hàng ngày: Hãy pha 1 muỗng cà phê bột Cloramin B trong 2 lít nước, để lau chùi nền nhà, các bề mặt hàng ngày...
  • Khử trùng mỗi tuần 1 lần: Bạn pha 2 muỗng cà phê bột Chloramin B trong 2 lít nước (tỷ lệ gấp đôi lượng Cloramin B trong vệ sinh hàng ngày), để ngâm rửa các loại đồ chơi, vật dụng bé hay sử dụng, lau chùi các bề mặt, để khoảng 20 – 30 phút sau lau, rửa lại bằng nước sạch.

Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, từ trẻ nhỏ tới người trưởng thành, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng có thể gây biến chứng nguy hiểm nhất là đối tượng trẻ nhỏ từ 1 tới 5 tuổi. Vì vậy cần diệt khuẩn dịch bệnh tay chân miệng bằng cách sử dụng dung dịch tẩy rửa phòng bệnh tay chân miệng để tránh lây lan cho người khác.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm máu và phân có chẩn đoán được bệnh tay chân miệng của trẻ không?
  • Xét nghiệm tay chân miệng và địa chỉ xét nghiệm uy tín
  • Khám tay chân miệng cho trẻ ở đâu?