Đừng để cơn tức giận "ăn mòn sức khỏe" của bạn

Bằng chứng rõ ràng ngày nay từ những nghiên cứu trên thế giới cho thấy bất kỳ một ý nghĩ, lời nói hay hành động khi tức giận nào đều không tốt cho sức khỏe. Cơn giận làm gia tăng rối loạn huyết áp, ung thư và các bệnh liên quan đến căng thẳng, cũng như gây ảnh hưởng xấu tới xã hội, gia đình. Mặt khác, cơn giận bộc phát có thể là khởi nguồn căng thẳng. Sẽ tốt hơn nếu bạn biết...

Đừng để cơn tức giận Đừng để cơn tức giận "ăn mòn sức khỏe" của bạn

Bằng chứng rõ ràng ngày nay từ những nghiên cứu trên thế giới cho thấy bất kỳ một ý nghĩ, lời nói hay hành động khi tức giận nào đều không tốt cho sức khỏe. Cơn giận làm gia tăng rối loạn huyết áp, ung thư và các bệnh liên quan đến căng thẳng, cũng như gây ảnh hưởng xấu tới xã hội, gia đình.

Mặt khác, cơn giận bộc phát có thể là khởi nguồn căng thẳng. Sẽ tốt hơn nếu bạn biết kiểm soát những cảm xúc sôi sục bên trong. Dù vậy, các chuyên gia cho biết cơn giận kéo dài có thể sẽ khiến thể chất của bạn bị ảnh hưởng.

Theo trang Daily Mail của Anh, việc thường xuyên tức giận có thể làm gia tăng các cơn đau tim, đột quỵ và làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Granada, Tây Ban Nha cũng chỉ ra rằng việc gặm nhấm những lỗi lầm trong quá khứ hoặc những cơ hội đã vuột mất trong sự tức giận có thể khiến bạn trở nên nhạy cảm hơn với nỗi đau.

vicare.vn-dung-de-con-tuc-gian-an-mon-suc-khoe-cua-ban-body-1

Không chỉ vậy, tức giận còn trực tiếp ảnh hưởng đến cơ thể: làm tăng nhịp tim, huyết áp, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ bắp, tăng nồng độ glucose và adrenaline để chuẩn bị cho một phản ứng bùng nổ quyết liệt.

Tuy nhiên, không bao giờ thể hiện sự tức giận chẳng khác nào tự giết mình. Nghiên cứu của Thụy Điển cho thấy những người bỏ qua cuộc xung đột mà không nói bất cứ điều gì (dù họ có lý do để tức giận) có nguy cơ đau tim gấp đôi so với những người thể hiện sự uy quyền ra ngoài. Sự tức giận không được bộc lộ cũng liên quan đến việc suy giảm miễn dịch.

Dưới đây là những gì bạn nên làm để phá bỏ vòng luẩn quẩn của sự tức giận

1. Ghi lại nhật ký: Viết lại tất cả những lần bạn cảm thấy tức giận bằng bất cứ cách nào.

2. Xoa dịu cơn giận: Khi bạn nhận ra bản thân bắt đầu rơi vào trạng thái tức giận hãy áp dụng một hoặc một số kỹ thuật xoa dịu dưới đây:

- Rời khỏi tình huống đó, tránh tầm nhìn hoặc tầm nghe của người khác nếu có thể.

- Uống một cốc nước lạnh để làm dịu cơ thể.

- Nằm ngửa xuống cho đến khi cơn giận qua đi.

- Đếm đến 10 nếu cơn giận nhẹ, đếm đến 100 nếu cơn giận nghiêm trọng trước khi nói bất cứ điều gì.

- Làm việc thể chất như dọn nhà hoặc vườn tược, hay tập thể dục.

vicare.vn-dung-de-con-tuc-gian-an-mon-suc-khoe-cua-ban-body-2

Nếu tất cả những điều trên đều không hiệu quả, hãy nhìn mình trong gương và quan sát gương mặt xấu xí của bản thân khi đó. Điều này sẽ khiến bạn sốc và xua tan cơn giận.

3. Lắng nghe hơn: Khi ai đó thể hiện sự khó chịu hoặc giận dữ với bạn, hãy cố lắng nghe mà không ngắt quãng, tranh luận hay phản bác lại. Họ sẽ cảm thấy có giá trị và được thấu hiểu, bạn sẽ không thêm dầu vào lửa và có thể có được một số điều hữu ích khi họ phàn nàn.

4. Chấp nhận nhiều hơn: Rất nhiều cơn giận gia tăng bởi chúng ta muốn mọi người hoặc hoàn cảnh khác đi. Chấp nhận những điều vốn dĩ là vậy không nhất thiết là sự yếu đuối. Khi mà chúng ta lựa chọn tận hưởng một ngày mưa dù phải hoãn tiệc nướng ngoài trời thì đó gọi là lẽ thường chứ không phải điểm yếu.

vicare.vn-dung-de-con-tuc-gian-an-mon-suc-khoe-cua-ban-body-3

5. Thông cảm: Có một người xử lý khiếu nại của khách hàng cho một công ty điện thoại. Khi một ai đó tức giận, cô lập tức đồng cảm nói: “Đường dây điện thoại của bạn bị cắt sao? Thật kinh khủng! Thảo nào mà bạn tức giận như vậy”. Khi đó người khiếu nại sẽ cảm thấy rất biết ơn và không còn giận dữ. Nhìn vào những điều ẩn giấu trong sự tức giận của một người, sau đó bạn sẽ biết cách đồng cảm thay vì phản ứng lại với cơn giận của chính mình.

6. Hãy quyết đoán: Nếu bạn nói "Có" khi bạn hàm ý là "Không", hoặc nói "Không" khi hàm ý nói "Có" thì oán giận sẽ xảy đến và tích tụ thành giận dữ. Nhận lấy sự tức giận trong nỗi sợ nói ra sự thật còn hơn là cảm giác oán hận đối với người bạn sợ.

7. Tìm những điểm tốt: Chỉ nhìn vào những điểm tiêu cực ở người khác có thể thổi những tàn lửa làm bùng lên cơn giận dữ mất kiểm soát. Hãy nhìn vào những điểm mạnh và những đức tính tốt ở người đang khiến bạn tức giận. Kiên định suy nghĩ theo cách đó và nói tốt về họ bất cứ lúc nào. Việc này sẽ làm dập tắt sự hiếu thắng và cơn giận sẽ không thể xảy ra.

vicare.vn-dung-de-con-tuc-gian-an-mon-suc-khoe-cua-ban-body-4

Hy vọng bạn đã có được những lời khuyên hữu ích. Dù vậy, không phải dễ dàng để tự mình đối phó với cơn giận. Đôi khi sẽ tốt hơn nếu bạn trao đổi vấn đề với một chuyên gia. Đừng để cơn giận dữ hủy hoại cuộc sống của bạn.

Ms. Swati Kapoor (*)

(Nguồn: www.practo.com)