Đừng để bị giảm thị lực vĩnh viễn do viêm bờ mi

Bạn có thể gặp nhiều phiền toái, mất thẩm mĩ vùng mắt khi bị viêm bờ mi, thậm chí có thể bị giảm thị lực vĩnh viễn. Do đó nhận biết các triệu chứng của bệnh rất quan trọng để bạn có thể gặp bác sĩ kịp thời.

Đừng để bị giảm thị lực vĩnh viễn do viêm bờ mi Đừng để bị giảm thị lực vĩnh viễn do viêm bờ mi

Viêm bờ mi là gì?

Mí mắt được định nghĩa là nếp gấp của da để che mắt và bảo vệ mắt khỏi các mảnh vụn và chấn thương. Mí mắt của bạn có hàng mi với các nang lông ngắn và cong ở mép mí mắt. Những nang này có các tuyến dầu. Những tuyến dầu này đôi khi có thể bị tắc hoặc bị kích thích, có thể gây ra một số rối loạn ở mí mắt. Một trong những rối loạn này được gọi là viêm mí mắt hay còn gọi là viêm bờ mi.

Nguyên nhân gây viêm bờ mi là gì?

Có thể là do nhiễm khuẩn, tắc nghẽn tuyến dầu trên mi mắt, thay đổi nội tiết tố, dị ứng, ....da đầu bị gàu cũng có thể là yếu tố gây bệnh.

Viêm bờ mi có 2 loại:

  • Viêm bờ mi xảy ra phía trước: xảy ra ở bên ngoài mắt nơi có lông mi có thể do gàu và phản ứng dị ứng ở mắt.
  • Viêm bờ mi xảy ra ở mép trong của mí mắt thường do một tuyến dầu bị trục trặc phía sau nang lông mi của bạn.

Triệu chứng của viêm bờ mi là gì?

Do có thể gây kích ứng mắt và có thể ảnh hưởng đến thị lực của bạn nên bạn cần chú ý nếu gặp phải các triệu chứng sau:

  • Ngứa mí mắt
  • Sưng mí mắt
  • Mí mắt đỏ hoặc bị viêm
  • Có cảm giác nóng trong mắt
  • Mí mắt nhờn
  • Một cảm giác rằng một cái gì đó trong hoặc trên mí mắt của bạn
  • Mắt bị đỏ
  • Bị chảy nước mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Cảm giác mờ mắt

Đây là các dấu hiệu cho thấy mắt bạn đã bị nhiễm trùng, lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.

vicare.vn-dung-de-bi-giam-thi-luc-vinh-vien-do-viem-bo-mi-body-1

Viêm bờ mi nguy hiểm không?

Khi viêm bờ mi gây sẹo ở nang lông làm lông mi bạn khó phát triển, thậm chí là không có lông mi. Bệnh có thể làm mắt bạn đỏ, khô, có một khối do viêm nhiễm xuất hiện trên nền lông mi. Các viêm nhiễm có thể lan đến dưới mí mắt, có thể gây loét giác mạc, gây tổn thương mắt và giảm thị lực vĩnh viễn nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách.

Viêm bờ mi nên chữa ra sao?

Viêm bờ mi là bệnh không thể chữa khỏi, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể điều trị và kiểm soát nó.

Hãy làm sạch mắt bằng cách sau: Làm sạch khăn sạch bằng nước ấm (không nóng), vắt và đặt nó lên mí mắt khoảng 5 phút.

Các thuốc có thể được sử dụng trong điều trị tình trạng viêm bờ mi của bạn là corticoid, kháng sinh hay nước mắt nhân tạo.

Một số thuốc bác sỹ có thể kê cho bạn như:

vicare.vn-dung-de-bi-giam-thi-luc-vinh-vien-do-viem-bo-mi-body-2
  • Thuốc mỡ tra mắt chứa tetracyclin: bạn có thể tra một lượng thuốc phù hợp vào mắt, ngày có thể dùng 2-3 lần, tuy nhiên nếu bạn bị dị ứng hay dưới 12 tuổi thì không được dùng thuốc này.
vicare.vn-dung-de-bi-giam-thi-luc-vinh-vien-do-viem-bo-mi-body-3
  • Nước mắt nhân tạo: là sản phẩm mô phỏng nước mắt tự nhiên, dùng để bôi trơn, giảm khô mắt. bạn có thể nhỏ 1-2 giọt vào túi kết mạc khi cần, tuy nhiên bạn không nên dùng khi bị dị ứng thành phần nào của thuốc.
  • Thuốc nhỏ mắt chứa corticoid và kháng sinh: giúp giảm sưng, viêm. Bạn có thể nhỏ cách 2 giờ 1 lần hay nhỏ ngày 4-6 lần tùy vào giai đoạn điều trị của bạn. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng quá lâu do có thể làm tăng nhãn áp, thậm chí là đục thủy tinh thể.

Cách phòng viêm bờ mi có dễ?

Cách phòng viêm bờ mi khá dễ. Bạn có thể:

  • Luôn giữ mi mắt sạch sẽ.
  • Tẩy trang trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế dùng chì kẻ mắt ở mép của mí mắt sau lông mi.
  • Nếu bạn đang điều trị bệnh, bạn nên hạn chế trang điểm.
  • Hạn chế sử dụng các dụng cụ trang điểm cho mi mắt đã lâu chưa sử dụng do chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn.

Viêm bờ mi có thể phòng ngừa dễ dàng. Tuy nó không thể được chữa hết triệt để nhưng nó có thể được kiểm soát khá dễ, hãy đến gặp bác sĩ khi gặp các triệu chứng bệnh để bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi các biến chứng nguy hiểm.

(HoiBenh chuyển ngữ từ Healthline - Webmd - Medicalnewstoday)

Xem thêm:

  • Tìm hiểu bệnh viêm bờ mi mắt ở trẻ em
  • Viêm bờ mi mắt dùng thuốc gì?