Đừng chủ quan với trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản không đe dọa trực tiếp đến tính mạng như các bệnh ung thư nên rất nhiều người coi thường và bỏ mặc những dấu hiệu ban đầu của bệnh như ợ chua, đau họng, tức ngực,... Thực tế, trào ngược dạ dày thực quản sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị ngay từ ban đầu.

Đừng chủ quan với trào ngược dạ dày thực quản Đừng chủ quan với trào ngược dạ dày thực quản

Dấu hiệu, nguyên nhân của trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng các chất dịch pepsin, HCl, dịch mật... từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây nên những tổn thương tại thực quản, họng, hầu.

Người bị trào ngược dạ dày thực quản thường gặp những dấu hiệu:

● Buồn nôn, nôn: trào ngược dạ dày thực quản khiến hơi, các chất dịch và cả thức ăn có trong dạ dày trào lên thực quản. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, dễ bị nôn, có cảm giác mắc thức ăn ở cổ. Khi đi tàu xe, uống thuốc, ốm nghén, người bệnh cũng rất dễ bị nôn. Cách nhận biết tốt nhất là quan sát cơ thể sau khi ăn, nếu cảm thấy buồn nôn và nôn sau khi ăn thì khả năng cao, bạn đã bị trào ngược dạ dày thực quản.

● Đau tức ngực: acid trào ngược lên thực quản kích thích vào đầu mút của các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, khiến bệnh nhân đau ở thực quản. Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác đau tức ngực (nguyên nhân do đau ở vùng thực quản đi qua ngực).

● Ngoài ra, những dấu hiệu: ợ chua, khó thở, nấc cụt, đau họng, khàn tiếng cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị trào ngược dạ dày thực quản.

Dạ dày và thực quản được kết nối với nhau nhờ một cơ vòng. Khi chúng ta đưa thức ăn vào dạ dày, cơ vòng sẽ giãn ra để thức ăn và nước đi vào dạ dày rồi đóng lại. Nếu cơ vòng này yếu đi hoặc có vấn đề thì acid ở dạ dày có thể trào ngược vào thực quản. Hiện tượng này xảy ra nhiều lần sẽ gây nên trào ngược dạ dày thực quản.

vicare.vn-dung-chu-quan-voi-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-body-1

Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày thực quản không nguy hiểm nếu được điều trị dứt điểm ngay từ ban đầu. Khi không được điều trị sớm và dứt điểm, bệnh sẽ gây nên một số biến chứng sau đây:

● Biến chứng nhẹ: Trào ngược dạ dày thực quản khiến acid trào ngược lên thực quản làm người bệnh có thể bị khàn giọng, viêm thanh quản; biến chứng nặng hơn một chút là viêm mũi họng, mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Cá biệt, có trường hợp bị viêm phổi do dịch acid tràn vào đường thở.

● Chảy máu thực quản, loét thực quản: Khi acid trào ngược lên thực quản, các niêm mạc thực quản đứng trước nguy cơ bị xói mòn, viêm loét. Viêm loét thực quản làm cho người bệnh có cảm giác khó nuốt khi ăn và khi uống nước.

● Hẹp thực quản: Acid trào ngược nhiều lần lên thực quản khiến thực quản bị viêm loét. Các vết viêm loét lành lại sẽ hình thành nên sẹo, các mô sẹo. Nếu viêm loét dạ dày xảy ra nhiều lần (do acid trào ngược) sẹo sẽ nhiều hơn và làm hẹp thực quản. Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ.

● Barrett thực quản và ung thư thực quản: Acid thực quản trào ngược lên thực quản làm tổn thương các tế bào, nặng hơn có thể dẫn đến Barrett thực quản, giai đoạn tiền ung thư của bệnh ung thư thực quản. Một khi, bệnh chuyển sang Barrett thực quản thì điều trị không chỉ đơn thuần bằng thuốc mà còn được theo dõi kỹ bằng nội soi vì ung thư thực quản có thể xuất hiện bất cứ khi nào.

Trong khi đó, các số liệu thống kê cũng cho thấy trào ngược dạ dày thực quản sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu không được chú ý đến và điều trị kịp thời:

● 64.6 triệu đơn thuốc được kê cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản mỗi năm.

● Tại Mỹ, năm 2004, khoảng 3.1 triệu người gặp phải các biến chứng của trào ngược dạ dày. Đến năm 2010 con số này tăng lên 4,7 triệu người, trong đó, có 653 trường hợp tử vong bị gây nên bởi những biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản.

● Tại Việt Nam, 20% đến 30% người khám bệnh về tiêu hóa phát hiện bị trào ngược thực quản dạ dày. Khoảng 14 người bị trào ngược dạ dày và tỉ lệ mắc ở thành thị cao hơn nông thôn.

Lời khuyên cho bệnh nhân bị trào ngược thực quản dạ dày

Bệnh nhân trào ngược thực quản dạ dày cần thay đổi lối sống và chế độ sinh hoạt để giảm tần suất trào ngược acid lên thực quản.

● Duy trì cân nặng khỏe mạnh: bụng to, bụng dư thừa mỡ gây nên áp lực ở bụng và dạ dày từ đó đẩy dạ dày lên và làm trào ngược acid lên thực quản.

● Mặc quần áo thoải mái để tránh gây áp lực lên bụng và thực quản.

● Tránh thức ăn và đồ uống kích hoạt trào ngược acid như: rượu, hành, tỏi, cafe, đồ chiên rán.

● Bỏ thuốc lá vì thuốc lá làm suy giảm chức năng của cơ vòng nằm dưới đáy thực quản, nơi giao nhau giữa thực quản và dạ dày.

● Sử dụng thực phẩm cải thiện tình trạng trào ngược như: cá ngừ, cá hồi, hạt điều, hạt hạnh nhân, đậu, ngũ cốc, táo, dưa hấu, trứng.

Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bệnh nhân bị trào ngược thực quản dạ dày lật ngược được tình thế, bệnh sẽ mau chóng khỏi và cơ thể sẽ bình phục trở lại.