Đừng bỏ qua các dấu hiệu bệnh trĩ
Nhiều người khá chủ quan về sức khỏe, e ngại hoặc dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ thường khó phát hiện, nên khi cảm thấy đau đớn khó chịu ở vùng hậu môn mới chịu khi đi khám. Lúc này, bệnh trĩ đã ở giai đoạn muộn khiến cho việc chữa trị kéo dài, tốn kém và khả năng hồi phục bệnh lâu.
Đừng bỏ qua các dấu hiệu bệnh trĩ
Nhiều người khá chủ quan về sức khỏe, e ngại hoặc dấu hiệu bệnh trĩ thường khó phát hiện, nên khi cảm thấy đau đớn khó chịu ở vùng hậu môn mới chịu khi đi khám. Lúc này, bệnh trĩ đã ở giai đoạn muộn khiến cho việc chữa trị kéo dài, tốn kém và khả năng hồi phục bệnh lâu. Do đó, lời khuyên hữu ích dành cho bạn là hãy chú ý các dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ bên dưới để hạn chế tối đa nguy hại của bệnh.
1. Bệnh trĩ là bệnh như thế nào?
Trĩ là loại bệnh thuộc về tổ chức mô ở mạch máu tĩnh mạch hoạt động kém. Cụ thể hơn, đám rối tĩnh mạch ở đoạn cuối trực tràng và hậu môn do tác động nào đó bị căng phồng hoặc giãn ra quá mức. Lâu dần độ đàn hồi của các đám rối tĩnh mạch mất đi và tạo thành búi trĩ. Trong dân gian, bệnh trĩ còn gọi là lòi dom.
Tuy bệnh trĩ không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng và bất tiện của nó khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị đảo lộn, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Hiện nay, bệnh trĩ được xem là loại bệnh phổ biến, phần lớn mọi người đều mắc phải nhưng thường xem nhẹ.
Trĩ được phân chia làm 2 dạng: trĩ nội và trĩ ngoại do khác nhau về vị trí búi trĩ.
- Trĩ nội: các búi trĩ không lộ ra ngoài mà nằm phía trong hậu môn
- Trĩ ngoại: các búi trĩ lộ ra ngoài hậu môn, trĩ ngoại có cấp độ nặng hơn trĩ nội bởi nó gây khó khăn và đau đớn nhiều cho người bệnh.
2. Người bị bệnh trĩ có biểu hiện như thế nào?
Đại tiện ra máu
Đây là triệu chứng thường hay gặp nhất nhưng lại khó phát hiện nhất bởi máu thường dính trên phân hoặc trên giấy vệ sinh nên ít khi người mắc bệnh trĩ để ý. Đồng thời, hậu môn bị đau rát, kéo dài âm ỉ mỗi khi đi đại tiện.
Vùng hậu môn hay bị đau, khó chịu
Do tĩnh mạch tại trực tràng và hậu môn đang bị tổn thương nên người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, đau đớn khi ngồi hoặc đi lại. Nếu các triệu chứng này không được điều trị nhanh chóng sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, mưng mủ hậu môn, sa nghẹt, tắc mạch, . . .
Sa búi trĩ
Mỗi khi đi đại tiện, búi trĩ này sẽ lộ ra ngoài, nhưng sau đó sẽ ẩn vào phía trong hậu môn nếu có kích thước nhỏ. Càng ngày búi trĩ càng to thì nó sẽ sa hẳn ra ngoài, lúc này người bị bệnh trĩ cần nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.
Hậu môn bị viêm nhiễm
Thường xảy ra đối với phụ nữ sau sinh do bị rạch tầng sinh môn nhưng không được vệ sinh đúng cách, dẫn đến các chất dịch tiết ra gây nên tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy, sa búi trĩ.
3. Những ai dễ có nguy cơ bị bệnh trĩ?
Phụ nữ mang thai sau sinh
Nội tiết tố thay đổi khi mang thai, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng dẫn đến rối loạn tiêu hóa gây táo bón. Nếu tình trạng táo bón kéo dài thì nguy cơ mắc bệnh trĩ cũng tăng cao.
Trong quá trình sinh nở, người mẹ phải rặn đẻ và rạch tầng sinh môn để hỗ trợ đưa em bé ra ngoài. Những lần rặn đẻ này đã gây ra tổn thương đến các tĩnh mạch xung quanh khoang chậu và vùng hậu môn. Nếu khả năng hồi phục của các tĩnh mạch không cao thì mẹ sau sinh sẽ mắc phải bệnh trĩ.
Nhân viên văn phòng, lái xe
Tình trạng bị trĩ xảy ra như một căn bệnh “nghề nghiệp” của dân văn phòng, tài xế.... Do phải ngồi lâu một chỗ, ít vận động, mọi áp lực đều dồn xuống tĩnh mạch hậu môn và trực tràng khiến cho bệnh trĩ tìm đến dễ dàng.
Người lao động chân tay nặng nhọc
Những người thường xuyên phải làm các công việc nặng nhọc như khuân vác, bưng bê vật nặng thường xuyên sẽ dễ mắc bệnh trĩ. Nguyên nhân là do vùng bụng thường xuyên bị “quá tải” bởi trọng lượng đồ vật đè lên, ảnh hưởng đến tĩnh mạch của hậu môn.
Người hay bị táo bón kinh niên
Những người mắc chứng táo bón kinh niên được xếp đứng đầu về nguy cơ mắc bệnh trĩ. Bởi liên quan đến đường tiêu hóa, táo bón kéo dài sẽ liên tục khiến trực tràng, ống hậu môn chịu áp lực lớn, việc căng phồng hoặc mất độ co giãn của tĩnh mạch là điều hiển nhiên.
Ngoài ra, thói quen đọc báo, chơi game ... khi đi đại tiện cũng là một trong những lý do dẫn đến bệnh trĩ.
Người có chế độ ăn uống không khoa học
Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho cơ thể là điều không phải ai cũng thực hiện được. Đặc biệt, nhiều người cực thích ăn các loại thực phẩm chế biến bằng chiên, xào nhiều dầu mỡ, có vị cay. Tiêu thụ đồ uống có cồn nhiều cũng gây ra bệnh trĩ.
Qua những chia sẻ trên, bạn cần chú ý tới sức khỏe và dấu hiệu cảnh báo để có biện pháp điều trị và phòng tránh bệnh kịp thời.
Xem thêm:
- Chữa bệnh trĩ ngoại như thế nào là hiệu quả, an toàn?
- Mổ trĩ tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM gồm những phương pháp nào?
- Thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất