Đũa ăn cơm, mối nguy hại tiềm ẩn trong mỗi gia đình, nhà nào có trẻ nhỏ đặc biệt chú ý

Đã có không ít vụ tai nạn thương tâm của trẻ nhỏ có liên quan đến chiếc đũa ăn cơm thân thuộc trong gia đình. Liệu chúng ta có thể bảo vệ con yêu khỏi bàn tay “hung thần” này không? Chiếc đũa là vật dụng quen thuộc trong mâm cơm của mỗi gia đình. Có lẽ cùng vì quá thân thuộc nên chúng ta ít khi quan tâm đến mối nguy hiểm tiềm ẩn này, đến khi những tai nạn đau lòng xảy ra mớ...

Đũa ăn cơm, mối nguy hại tiềm ẩn trong mỗi gia đình, nhà nào có trẻ nhỏ đặc biệt chú ý Đũa ăn cơm, mối nguy hại tiềm ẩn trong mỗi gia đình, nhà nào có trẻ nhỏ đặc biệt chú ý

Đã có không ít vụ tai nạn thương tâm của trẻ nhỏ có liên quan đến chiếc đũa ăn cơm thân thuộc trong gia đình. Liệu chúng ta có thể bảo vệ con yêu khỏi bàn tay “hung thần” này không?

Chiếc đũa là vật dụng quen thuộc trong mâm cơm của mỗi gia đình. Có lẽ cùng vì quá thân thuộc nên chúng ta ít khi quan tâm đến mối nguy hiểm tiềm ẩn này, đến khi những tai nạn đau lòng xảy ra mới xót xa vì sự bất cẩn của mình.

Vào giữa tháng 9 năm 2014, trong lúc chơi đùa cậu bé Huang Zicheng 2 tuổi ở Trung Quốc đã vô tình thọc chiếc đũa sâu vào mũi khiến nó xuyên lên não, chạm vào hộp sọ. Sau khi được đưa tới bệnh viện, các bác sĩ đã phải mất 4 tiếng đồng hồ phẫu thuật mới lấy được chiếc đũa ra khỏi đầu bé.

be huang
Hình ảnh của Huang Zicheng ở bệnh viện.

Trước đó, cậu bé 18 tháng tuổi Li Kaiyi cũng từng bị một tai nạn để đời khi bị trượt chân, té ngã trong lúc đang ngậm đũa. Chiếc đũa xuyên cuống họng, ghim vào não Li Kaiyi với độ dài 2cm. May mắn là nó không làm tổn thương thân não và các dây thần kinh chính nên không ảnh hưởng đến tính mạng của Li Kaiyi.

be trai bi dua dam
Chiếc đũa vẫn ghim sâu vào miệng bé Li Kaiyi.

Vào tháng 12-2015, một bé gái khác cũng là nạn nhân cũa những chiếc đũa ăn cơm khi bị đâm xuyên qua khoang miệng, khoang mũi và chạm vào hộp sọ. Nguyên nhân là vì bà ngoại của em bé bận làm việc nhà, muốn cháu chơi ngoan, không quấy phá nên đã đưa cho cháu một chiếc bánh mì và một chiếc đũa để nghịch. Tuy may mắn thoát nạn, nhưng cô bé vẫn phải được theo dõi cẩn thận vì những biến chứng hậu phẫu có thể ập đến bất cứ lúc nào.

Chỉ một bất cẩn nhỏ của người lớn cũng có thể gây ra hậu quả đáng tiếc cho trẻ.

Cuối tháng 1 năm 2016, một bé trai có tên Hoàng Hạo trong lúc ngồi ngoài phòng khách vừa ăn cơm, vừa xem hoạt hình bất ngờ chạy tung tăng nên chẳng may bị ngã. Cú ngã làm một phần chiếc đũa chèn qua đầu dài 3cm, phần còn lại xuyên qua má phải dài 8cm. Sau gần 3 tiếng phẫu thuật, cuối cùng các bác sĩ cũng chiến thắng tử thần, giữ lại được mạng sống cho cậu bé nghịch ngợm.

be hoang hao
Cậu bé thoi thóp nằm trên giường bệnh chờ phép màu xảy ra.

Bệnh viện Nhi thành phố Tân An vào dịp tết nguyên đán cùng năm cũng tiếp nhận một ca cấp cứu nguy hiểm. Trong bữa cơm, bé gái 3 tuổi cầm chiếc đũa lên chơi thì bất ngờ bị ngã.

be gai bi dua dam
Chiếc đũa nhọn đâm thẳng vào má em bé.

Bác sĩ phẫu thuật của nạn nhân cho biết cô bé phải đối mặt với tình huống vô cùng nguy hiểm và đau đớn. Chiếc đũa dài khoảng 25cm, trong đó đoạn đũa dài 6cm đã đâm xuyên miệng vào mặt và đầu, chèn lên não, gây ra một vết nứt hộp sọ và chảy máu não. May mắn là chiếc đũa vẫn chưa làm tổn thương động mạch não.

be gai bi dua dam 1
Cô bé trong thời gian điều trị tại bệnh viện.

Không chỉ những em bé nhỏ mà ngay cả những em bé lớn cũng có thể rơi vào tình huống tương tự. Ở Việt Nam, trong năm 2016 bệnh viện Nhi Đồng cũng tiếp nhận một trường hợp đau lòng, đó là bé T.T.N.H 9 tuổi nhà ở quận Tân Phú (TP. HCM) trong lúc vừa ăn cơm, vừa mải chơi đã vô tình bị một bé khác từ sau xô vào lưng. Cú va chạm làm đôi đũa tre xuyên thẳng vào vòm họng bé.

be bi dua dam xuyen vao mieng
Bé H bị đôi đũa cắm sâu vào vòm họng.

Từ những vụ việc kể trên, Mẹ&Con mong rằng các bậc phụ huynh hãy nói không với việc cho trẻ chơi đùa, chạy nhảy, leo trèo... khi đang cầm đũa trên tay. Hãy khiến “tử thần” phải tránh xa con cái của chúng ta, các mẹ nhé!

Nguồn: http://congtin.net/