Đốt quả bồ kết có tác dụng gì?

Từ xưa đến nay, bồ kết luôn được nhắc đến như một loại thảo dược có khả năng sạch gàu, giúp tóc suôn mượt, mềm mại. Tuy nhiên, bồ kết còn có nhiều công dụng khác mà chúng ta chưa biết. Một trong những cách làm được lưu truyền phổ biến đó là đốt quả bồ kết để chữa bệnh. Vậy đốt quả bồ kết có tác dụng gì? Có lưu ý gì khi thực hiện cách đốt bồ kết để chữa bệnh?

Đốt quả bồ kết có tác dụng gì? Đốt quả bồ kết có tác dụng gì?

Từ xưa đến nay, bồ kết luôn được nhắc đến như một loại thảo dược có khả năng sạch gàu, giúp tóc suôn mượt, mềm mại. Tuy nhiên, bồ kết còn có nhiều công dụng khác mà chúng ta chưa biết. Một trong những cách làm được lưu truyền phổ biến đó là đốt quả bồ kết để chữa bệnh. Vậy đốt quả bồ kết có tác dụng gì? Có lưu ý gì khi thực hiện cách đốt bồ kết để chữa bệnh? Chúng ta hãy theo dõi bài viết sau đây.

Công dụng của bồ kết

Bồ kết hay còn gọi là bồ kếp, chùm kết, tạo giáp, trư nha tạo giác, thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Trong Đông y, quả bồ kết có vị mặn, cay, hơi độc, tính ôn, vào kinh phế, đại tràng, có tác dụng khử đờm, thông khiếu, tiêu thũng, có thể sử dụng làm thuốc sát trùng, tiêu đờm, thông đại tiện.

Việc đốt quả bồ kết là cách được dân gian lưu truyền từ bao đời nay để chữa cúm, ngạt mũi. Khói bồ kết có khả năng chống khó thở, suy giảm hô hấp. Các nhóm flavonozid trong bồ kết tham gia bảo vệ thành mao mạch, hạn chế xuất huyết, duy trì sự bền vững của mao mạch,....

vicare.vn-dot-qua-bo-ket-co-tac-dung-gi-body-1

Đốt quả bồ kết có tác dụng gì?

Các hoạt chất trong bồ kết có tác dụng chống vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường hô hấp. Việc đốt bồ kết trong khói âm ỉ sẽ giúp saponin và các hợp chất được thăng hoa, lan tỏa trong khói và đi vào đường hô hấp, đọng vào niêm mạc và phát huy tác dụng phòng chống mầm bệnh. Bạn có thể dùng nó để xông mũi chữa ngạt mũi, suy giảm hô hấp, khó thở, điều trị bệnh cúm.

Cách làm: Dùng 3 - 10 quả bồ kết (tùy theo diện tích phòng xông) cho vào trong một cái thau và đốt lên, đặt ở góc phòng cho khói xông lên thoang thoảng. Mùi hương tự nhiên của bồ kết có khả năng giúp cho mũi được thông thoáng, dễ thở. Bên cạnh đó, hương thơm này có khả năng khiến cho các loại côn trùng như ruồi, muỗi, kiến, gián,... bay ra khỏi nhà.

Lưu ý: Bạn chỉ nên đốt với một lượng vừa phải để tránh bị ngạt. Nên đốt vào buổi chiều hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để có mùi thơm tự nhiên.

Ngoài công dụng trị cúm, ngạt mũi, khó thở, quả bồ kết còn được dùng như một vị thuốc để khử đờm, đặc biệt tốt với những người có nhiều đờm và đặc, đờm ngưng đọng ở phế quản gây khó chịu ở lồng ngực, ngực bị đầy trướng dẫn đến ho nhiều, ho khan, hen suyễn, nôn ra đờm dãi.

Bồ kết còn có thể được dùng để thông khiếu khi trúng phong, khiếu bị vít không nói được, không nghe được. Chất saponin có trong quả bồ kết có tác dụng kích thích niêm mạc đường hô hấp, gây hắt hơi, tiêu đờm. Ngoài ra, bồ kết cũng được dùng để thông tia sữa, thông đại tiểu tiện, gây trung tiện, đặc biệt là sau phẫu thuật.

vicare.vn-dot-qua-bo-ket-co-tac-dung-gi-body-2

Một số điều cần lưu ý khi đốt bồ kết để chữa bệnh

  • Chỉ nên đốt với một số lượng vừa phải để tạo làn khói thoang thoảng trong nhà, đề phòng nguy cơ bị ngạt. Không nên vì muốn chữa khỏi bệnh thật nhanh mà đốt quá liều lượng cho phép.
  • Những người bị ho ra máu, nôn ra máu, hen suyễn, thể trạng yếu, đặc biệt là phụ nữ có thai tuyệt đối không được đốt bồ kết để chữa bệnh. Trong bồ kết có chất tẩy rửa và tính axit nhẹ, thai phụ sử dụng dễ gây hưng phấn cổ tử cung, từ đó dễ gây sảy thai, sinh non, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và có thể sinh ra con bị dị tật.
  • Những người bị dị ứng với tinh chất bồ kết cũng không nên dùng phương pháp này vì sẽ gây ra dị ứng, ngạt thở, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Người có tì vị yếu, mắc các bệnh về dạ dày, tá tràng, bệnh về đường tiêu hóa cũng không nên dùng bồ kết để chữa bệnh vì có thể khiến cho tình trạng bệnh nặng thêm.

Xem thêm:

  • Những công dụng vô cùng bất ngờ từ bồ kết mà ít ai biết đến
  • Trị nấm bằng bồ kết an toàn mà hiệu quả bất ngờ