Đọng dịch vết mổ sau sinh mẹ nên làm gì?

Sau sinh mổ người mẹ sẽ gặp phải nhiều mối nguy cơ liên quan đến sức khỏe hơn do có sự tác động của một cuộc phẫu thuật lên cơ thể. Một trong những tác động hàng đầu gây lo lắng và ảnh hưởng trực tiếp đến lần sinh sau đó là đọng dịch vết mổ. Vậy đọng dịch vết mổ sau sinh mẹ cần làm gì?

Đọng dịch vết mổ sau sinh mẹ nên làm gì? Đọng dịch vết mổ sau sinh mẹ nên làm gì?

1. Đọng dịch vết mổ sau sinh là gì?

Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ mổ đẻ thuộc hàng cao nhất thế giới và trên thế giới tỉ lệ mổ đẻ trên thế giới cũng ngày càng tăng.

Do số lượng phụ nữ có sẹo mổ tử cung tăng dần dẫn đến nhiều biến chứng, trong đó có tụ dịch vết mổ cổ tử cung.

Tụ dịch vết mổ là việc tồn tại một vết nứt ở vùng eo thành trước tử cung vị trí sẹo mổ cũ.

Tụ dịch vết mổ lần đầu tiên được mô tả bởi Waniorek vào năm 1966 bằng phương pháp chụp TCVT và vào năm 1985 qua mẩu cắt tử cung.

2. Các triệu chứng của tụ dịch vết mổ

Phần lớn các mẹ sau sinh sẽ không thấy có biểu hiện gì nổi trội, các triệu chứng không rõ ràng và có thể bị nhầm lẫn sang các bệnh khác. Mẹ sau sinh có thể lưu ý những triệu chứng sau đây:

  • Rong huyết sau kỳ kinh.
  • Có dấu hiệu đau tiểu khung ( đau ở khu vực dưới rốn của bụng) mãn tính. Đối với những ai đã từng can thiệp ngoại khoa ở vùng tiểu khung hay vùng bụng dưới như mổ ruột thừa hay mổ lấy thai thì có thể bị đau do mô sẽ bị sẹo hóa. Dính là kiểu sẹo hóa mô bên trong làm cho các cơ quan hoặc các cấu trúc dính lấy nhau.
  • Vô sinh thứ phát: theo như bác sĩ Nguyễn Ngọc Chiến- trung tâm Hỗ trợ sinh sản- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho biết, tụ dịch vết mổ là một trong những nguyên nhân gây ra vô sinh thứ phát.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Đau bụng kinh kéo dài.
vicare.vn-dong-dich-vet-mo-sau-sinh-me-nen-lam-gi-body-1

3. Đọng dịch vết mổ sau sinh mẹ nên làm gì?

Trong trường hợp mẹ sau sinh thấy bản thân có các triệu chứng nêu trên thì hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự tư vấn và thăm khám cụ thể

Các phương pháp chẩn đoán đọng dịch vết mổ sau sinh đang được áp dụng:

  • Bác sĩ có thể chỉ định siêu âm 2D, 3D.
  • Siêu âm bơm nước buồng tử cung để xác định mức độ tổn thương của vết tụ dịch.
  • Soi buồng tử cung.
  • Chụp TCVT
  • Sử dụng kỹ thuật IRM.
  • Sử dụng phương pháp nội soi.

4. Làm thế nào để phòng ngừa tụ dịch vết mổ.

Cũng theo như theo như bác sĩ Nguyễn Ngọc Chiến- trung tâm Hỗ trợ sinh sản- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đưa ra giả thiết thì tụ dịch vết mổ liên quan nhiều đến kỹ thuật mổ. Do vậy để phòng tránh được tụ dịch vết mổ thì mẹ bạn có thể tham khảo một số thông tin sau:

  • Nếu có thể thì bạn hãy lựa chọn phương pháp sinh thường sẽ tốt hơn.
  • Mẹ bầu cũng như gia đình không nên vì lựa chọn ngày giờ sinh mà xin được mổ sớm, việc chỉ định mổ nên được bác sĩ tư vấn cụ thể theo tình trạng hiện tại của mẹ bầu. Khi mổ sớm thì đoạn dưới tử cung chưa thành lập. Do vậy, cơ tử cung sẽ bị cắt ở phần vẫn còn dày và có thể dẫn đến tình trạng mất máu quá nhiều gây ra tình trạng liền sẹo không tốt làm cho khuyết sẹo và tăng nguy cơ tụ dịch vết mổ.
  • Chọn nơi sinh cũng như bác sĩ mổ cho mình nếu có thể. Mổ lấy thai không phải là kỹ thuật khó nhưng cũng có trường hợp mẹ bầu ở trong trường hợp là ca khó vì vậy lựa chọn được đội ngũ bác sĩ uy tín cũng như bệnh viện có chất lượng cũng là một trong những yếu tố mà mẹ bầu và gia đình cần lưu tâm.
Sinh thường
Nếu có thể thì bạn hãy lựa chọn phương pháp sinh thường sẽ tốt hơn.

5. Điều trị tụ dịch vết mổ

  • Cho đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có giải pháp điều trị nào hiệu quả thực sự giúp giải quyết tụ dịch vết mổ. Tụ dịch vết mổ cũ và dịch này tràn vào buồng tử cung cũng có thể coi là một nút nghẽn trong quá trình hỗ trợ sinh sản hiện nay.
  • Phương pháp điều trị chủ yếu được dùng hiện nay là phẫu thuật.
  • Làm sạch phần tụ dịch bên trong vết mổ.
  • Lấy hết các vật lạ.
  • Đốt bề mặt niêm mạc và các mạch máu bất thường.
  • Cắt bỏ phần bờ tổn thương giúp làm mỏng gờ của sẹo.

Sau sinh nếu mẹ gặp các triệu chứng hay có những bất thường nghi ngờ bản thân đang bị tụ dịch sẹo mổ thì hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để nhận được sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ.

Xem thêm:

  • Vết mổ đẻ bị cứng mẹ phải làm gì?
  • Mổ ruột thừa có sinh thường được không
  • Đẻ mổ gần 2 tháng vẫn ra máu có nguy hiểm không?