Đờm trong họng mãi không khỏi
Đờm là chất tiết của cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân từ bên ngoài gây hại đường hô hấp. Tuy nhiên, khi đờm trong họng mãi không khỏi, là một dấu hiệu cảnh báo bạn cần đi khám bác sĩ. Tìm hiểu qua một số thông tin liên quan đến vấn đề này ở bài viết dưới đây.
Đờm trong họng mãi không khỏi
Đờm
Đờm là chất tiết của đường hô hấp bao gồm các thành phần như chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu... được tiết ra từ phế nang, phế quản, các hốc mũi, xoang trán và họng... Ho có đờm là trường hợp khi ho có kèm theo khạc đờm, có thể nhiều hoặc ít, lỏng, sánh hoặc đặc.
Đờm trong họng mãi không khỏi có thể là dấu hiệu của bệnh gì?
Dấu hiệu của một số bệnh khác nguy hiểm hơn liên quan đến đường hô hấp:
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm họng cấp
- Viêm khí quản cấp
- Hen phế quản
- Giãn phế quản
- Ho gà
- Bệnh tim
- Áp xe gan
- Viêm phổi
- Lao phổi
- Áp xe phổi
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
- Ung thư phế quản
- Ung thư phổi
Nguyên nhân khiến đờm trong họng mãi không khỏi
Nguyên nhân khiến bệnh nhân đờm trong họng mãi không khỏi là do sự tăng tiết chất nhầy trong cổ họng làm cổ họng bị ngứa ngáy, khó chịu,gây cản trở quá trình hô hấp của cơ thể. Khi đờm nhầy trong cổ họng tăng tiết quá nhiều, sẽ gây ra phản ứng kích thích ho, tạo áp lực tống đờm ra khỏi khí quản, giúp thông thoáng đường thở.
Độ bám dính cao nên một người bệnh thường có cảm giác muốn ho để tống cục đờm được ra ngoài. Quá trình ho kéo dài gây đờm trong họng mãi không khỏi,kích thích sinh đờm, khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, nhất là vào ban đêm, người bệnh và những người xung quanh.
Điều trị đờm trong họng
Ho giúp đẩy đờm ra khỏi cơ thể, ngoài ra còn loại bỏ tác nhân có hại xâm nhập vào đường hô hấp nên các thuốc giảm ho thường không được chỉ định trong trường hợp ho có đờm. Sử dụng các thuốc có tác dụng long đờm hoặc tiêu đờm sẽ có hiệu quả hơn trong việc giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, làm sạch đường hô hấp.
- Thuốc long đờm
Terpin, ipeca, ammoni clorid, guaifenesin, ,...
Thuốc long đờm giúp cơ thể tăng bài tiết chất nhầy, làm loãng đờm, bảo vệ niêm mạc đường hô hấp và loại bỏ các tác nhân gây bệnh dễ dàng hơn, giúp người bệnh tống đờm tốt hơn khi phản xạ ho.
- Thuốc tiêu đờm
Bromhexin, ambroxol, acetylcystein, erdostein, carbocistein...
Thuốc tiêu đờm tạo điều kiện thuận lợi để tống đờm ra ngoài nhờ khả năng làm giảm độ quánh của đờm ở phổi.
Sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc.
Nhận biết bệnh qua màu sắc đờm
- Màu trong, dịch nhầy
Đây là hiện tượng bình thường của cơ thể, là chất dịch tốt, không cảnh báo bệnh gì nguy hiểm ảnh hưởng đến cơ thể. Đây là tình trạng đờm trong họng hoàn toàn bình thường, mọi người có thể không phải lo lắng. Tuy nhiên nếu tình trạng ho có đờm lâu ngày không khỏi, thì người bệnh cần phải đi khám ngay.
- Đờm có màu xanh lá hoặc vàng
Khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phát hiện và kích thích sản sinh ra các bạch cầu. Những tế bào này có sắc tố đặc trưng, khiến cho đờm của bạn có màu xanh. Trường hợp này bạn đi khám bác sĩ hô hấp ngay nhé.
Cảm cúm hoặc tình trạng viêm phế quản diễn biến thành viêm phổi lâu ngày là những nguyên nhân thường thấy gây ra hiện tượng ho có đờm màu xanh hoặc vàng.
- Đờm ho có màu đỏ hoặc nâu
Nếu đờm của người bệnh có màu đỏ hoặc nâu, có thể cổ họngbạn đang có tình trạng xây xước niêm mạc phế quản gây xuất huyết trong phế nang hoặc là tình trạng nhiễm trùng đang tiến triển khiến tổn thương bên trong. Khi thấy có hiện tượng ho có đờm màu đỏ, hoặc dính máu chạc dài, bạn cần đi khám ngay trong vòng 24 giờ ở bác sĩ hô hấp. Một số bệnh nguy hiểm có thể khiến xuất hiện đờm đỏ hoặc nâu tuy khá ít gặp là lao và ung thư phổi.
Cách trị đờm trong họng bằng biện pháp thiên nhiên
- Nước muối sinh lý
Nước muối loại bỏ các vi khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng, từ đó giúp cơ thể hạn chế tiết thêm đờm.
- Chanh
Chanh giúp làm dứt các cơn ho và tiêu đờm rất tốt, vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh.
Mỗi sáng thức dậy bạn hãy uống một ly nước chanh ấm kết hợp với mật ong hoặc muối giúp loại bỏ đờm nhanh chóng. Nếu có đờm trong cổ họng, bạn có thể ngậm một lát chanh mỏng chấm muối 2 - 3 lần mỗi ngày sẽ đem lại kết quả rất tốt.
- Mật ong
Mật ong với đặc tính tính sát trùng, kháng khuẩn, kháng vi-rút cao giúp chống lại và loại bỏ các tác nhân gây ra đờm, làm dịu cổ họng.
Pha mật ong với nước ấm uống mỗi sáng sẽ giúp bạn giảm rõ rệt lượng đờm được tiết ra, nhất là viêm họng do vi khuẩn tấn công.
Phòng tránh đờm trong họng
- Rèn luyện thể chất, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày, tăng cường sức đề kháng của cơ thể và khả năng miễn dịch các loại vi khuẩn, bệnh tật.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, nhiễm độc than chì, kim loại nặng...
- Nếu bắt buộc phải hoạt động trong môi trường này, sử dụng khẩu trang phù hợp để lọc không khí.
- Hạn chế tối đa thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích, đồ uống có ga...
- Tự xây dựng cho chính mình một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, lành mạnh, khoa học.
Hiện tượng đờm trong họng là một hiện tượng bình thường khi bị cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tuy nhiên có thể là cảnh báo bệnh nguy hiểm nếu kéo dài, không đáp ứng điều trị, ho tăng lên hoặc ho lẫn máu. Đờm trong họng mãi không khỏi là một tình trạng cảnh báo để bạn đi khám bác sĩ. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình khi cần thiết.
Xem thêm:
- Cách điều trị viêm phổi ở trẻ như thế nào?
- Vì sao viêm phổi ở trẻ sơ sinh khiến các mẹ lo lắng?
- Biểu hiện của trẻ bị viêm phổi mẹ chớ ngó lơ