Đối phó với bệnh viêm da dị ứng thời tiết trong mùa đông
Viêm da dị ứng thời tiết là căn bệnh phổ biến trong giai đoạn chuyển mùa, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Bệnh có chữa được không và biểu hiện triệu chứng như thế nào? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Đối phó với bệnh viêm da dị ứng thời tiết trong mùa đông
Viêm da dị ứng thời tiết là gì?
Viêm da dị ứng thời tiết (hay còn gọi là viêm da cơ địa ) là bệnh dị ứng mãn. Theo tính toán trong 3 thập kỷ gần nhất, bệnh tăng 2 -3 lần ở các nước nông nghiệp, trên thế giới có khoảng 10 -20 % trẻ em mắc phải, tỷ lệ này ở người lớn là 1-3%.
Bệnh hay xảy ra vào thời tiết lạnh. Mùa đông, độ ẩm cao, cơ thể phản ứng bằng cách giảm tiết mồ hôi và bã nhờn, làm chất sừng trên da bị mất nước dẫn đến bong tróc và khô da. Với ai có làn da nhạy cảm, thời tiết lạnh rất dễ gặp tình trạng giãn mạch, các protein trong máu dễ xâm nhập vào mô gây phù nề, cơ thể phản ứng lại bằng cơ chế sản sinh histamin gây ngứa.
Viêm da dị ứng thời tiết thường chỉ xảy ra từng đợt, không chữa khỏi vĩnh viễn. Quan trọng là phải chủ động phòng chống và biết cách xử lý bệnh, tránh biến chứng nặng nề.
Dấu hiệu viêm da dị ứng thời tiết ?
Phát ban
Đây là dấu hiệu thường gặp nhất trong những biểu hiện khi bị dị ứng do thay đổi thời tiết. Các nốt phát ban xuất hiện trên bề mặt da, kèm theo đó là mẩn đỏ và ngứa. Những vị trí dễ bị nổi mẩn, phát sẽ là những vùng da hở ở mặt, bàn tay, chân,...
Cảm giác ban đầu là ngứa ngáy và khó chịu, bệnh nhân gãi theo phản xạ tự nhiên. Nhưng tình trạng sẽ trầm trọng hơn khi tiếp tục gãi, các nốt ban sẽ lan nhanh từng đám rồi nổi khắp bề mặt da.
Da sưng rộp, tấy đỏ
Vùng da dễ bị triệu chứng này thường là da vùng môi, mặt, người có thói quen ăn uống các loại hải sản cũng thường gặp tính trạng này.
Chàm bội nhiễm ( hay gọi là Eczema)
Triệu chứng xuất hiện với các nốt dị ứng đỏ, có vảy ở đầu. Các vị trí gần mặt, đầu gối, khủy tay thường là dễ phát hiện nhất.
Mề đay cấp tính
Đây là triệu chứng báo hiệu cho tình trạng viêm da đang biến chuyển xấu hơn, dẫn đến biến chứng cho người bệnh như: khó thở, hạ huyết áp nhanh, đột ngột, dị ứng lan khắp cơ thể.
Với các đối tượng đặc biệt nhạy cảm hơn như trẻ em, bệnh kéo theo còn là ho, sổ mũi.Tổn thương cơ bản gặp phải là các vết phù kích thước khác nhau gặp ở bất kì đâu trên vùng da. Vết phù khi sờ có cảm giác cao hơn mặt da, màu hơi đỏ hoặc nhợt hơn màu da bình thường. Kích thước và hình dạng các thay đổi liên tục, xuất hiện nhanh, cũng nhanh chóng mất đi. Ở những vị trí như mi mắt, vùng môi, sinh dục ngoài... các ban đỏ, vết phù xuất hiện bất ngờ làm sưng to cả vùng, gọi là phù mạch (hay phù Quincke).
Nếu phù Quincke ở vùng nguy hiểm như thanh quản hay ống tiêu hóa dẫn đến các bệnh lý nặng như: khó thở, đi phân lỏng, đau bụng quặn, hạ huyết áp, rối loạn tim mạch hay sốc phản vệ.
Người bệnh mề đay có cảm giác rất ngứa, cảm giác trầm trọng thêm khi gãi, tuy nhiên tùy theo cơ địa từng người mà chỉ có cảm giác rát bỏng hay châm chích. Mề đay cấp là phản ứng tức thì của cơ thể, xảy ra trong 24h hay có thể kéo dài đến 6 tuần.
Cách chữa trị và phòng chống
Viêm da dị ứng do thời tiết thay đổi thường không quá nghiêm trọng, tham khảo cách chữa trị và phòng chống ngay từ những biểu hiện đầu tiên để tránh bệnh trở nặng.
Bột khoai tây
Dùng bột thoa lên vùng da đang dị ứng trong tầm 20 phút, làm đều đặn 2 lần mỗi ngày cho đến khi biểu hiện của bệnh tự mất đi
Thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày
Người bị dị ứng nên dùng thêm nước chanh pha nước ấm và mật ong, dùng vào buổi sáng khi vừa thức, liên tục trong vài tháng để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể.
Người có dị ứng do cơ địa nên tránh xa các dị nguyên gây khởi phát bệnh như: thuốc lá, chất kích thích như đồ uống có cồn, tránh tiếp xúc với phấn hoa hay khói bụi.
Thêm vào bữa ăn hằng ngày một số loại thực phẩm sau đây
- Tỏi – chứa kháng sinh tự nhiên allicin tiêu diệt virus gây bệnh. Những sản phẩm từ tỏi có tác dụng làm giảm sự sản sinh các chất gây dị ứng do đó làm giảm phản ứng dị ứng. Bạn cũng có thể dùng tỏi ngâm rượu để uống.
- Các loại cải xanh, cải bắp: đây là nhóm thực phẩm chứa Quercetin - flavonoid giúp làm giảm histamin sản sinh trong các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể giảm ngứa nhanh chóng.
- Các loại quả như: cam, dâu tây, nước cốt chanh chứa nhiều vitamin C hỗ trợ gan, giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng thải độc khi dị ứng thời tiết.
- Một số nghiên cứu khoa học phát hiện ra rằng các probiotic có trong thành phần sữa chua giúp làm giảm sự viêm bằng cách giảm các chất gây dị ứng, dùng bôi lên chỗ dị ứng khoảng 10 phút.
- Ngoài ra khi bị ngứa không nên gãi, chà xát mạnh, cách tốt nhất là nên tắm với nước ấm pha ít giấm để giảm ngứa tạm thời. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đạm, kiêng đồ cay và chứa nhiều dầu mỡ.
Làm quen với sự thay đổi của thời tiết
Nên giữ ổn định nhiệt độ cơ thể, tránh việc thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột, khi làm việc trong máy lạnh, nên điều chỉnh nhiệt độ chênh lệch khoảng 1-2 độ so với nhiệt độ bên ngoài, tránh việc lao động dưới trời nóng gắt. Mùa đông, nên mặc ấm đặc biệt là giữ ấm đầu kỹ, tránh tình trạng đau đầu
Dùng thuốc
Dùng glucocorticoid bôi lên vùng tổn thương 2 lần / ngày, biệt dược thường dùng là: fluticasone, betamethasone, clobetasone, sau đó giảm còn 2 lần/tuần hoặc cách ngày để phòng tái phát.
Tuy nhiên, khi sử dụng glucocorticoid thường gặp chứng rạn da, giãn mạch. Đối với trường hợp không đáp ứng dùng thuốc, chiếu tia cực tím tại chỗ tổn thương là phương pháp được chỉ định. Phương pháp này cũng cho tác dụng phụ như là ngứa, rối loạn sắc tố. Toàn thân có thể dùng hoạt chất kháng histamin mục đích là giảm ngứa. Các biện pháp điều trị bằng thuốc nên tham khảo y kiến bác sĩ hay dược sĩ trước khi sử dụng.
Xem thêm:
- Dị ứng thời tiết: các triệu chứng và cách điều trị
- Chữa dị ứng da do thay đổi thời tiết
- Dị ứng thời tiết nên kiêng gì?