Đối phó với bệnh viêm da cơ địa sau khi sinh
Sau khi sinh cơ thể mẹ xảy ra hàng loạt thay đổi nội tiết tố dẫn tới những căn bệnh khó chịu trên da như nám, mụn, viêm da cơ địa. Vậy mẹ bầu làm sao để đối phó với bệnh viêm da cơ địa sau sinh? HoiBenh sẽ giải đáp điều này.
Đối phó với bệnh viêm da cơ địa sau khi sinh
Sau khi sinh cơ thể mẹ xảy ra hàng loạt thay đổi nội tiết tố dẫn tới những căn bệnh khó chịu trên da như nám, mụn, viêm da cơ địa. Vậy mẹ bầu làm sao để đối phó với bệnh viêm da cơ địa sau khi sinh? HoiBenh sẽ giải đáp điều này.
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa là một bệnh da liễu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Căn bệnh này còn được gọi bằng những cái tên khác như bệnh chàm hay bệnh viêm da eczema. Căn bệnh này không gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh nhưng gây những tổn thương về mặt thẩm mỹ, gây khó chịu trong sinh hoạt và có thể tác động xấu tới tâm lý của người bệnh.
Viêm da cơ địa không phải bệnh lây nên nó hoàn toàn không ảnh hưởng tới người xung quanh hay con nhỏ của các mẹ bỉm sữa. Thế nhưng sự khó chịu do bệnh gây ra và mức độ bệnh bám dai dẳng, khó điều trị khỏi khiến bệnh viêm da cơ địa sau khi sinh trở thành cơn ác mộng đối với tất cả các bà mẹ trẻ.Tại sao lại xuất hiện bệnh viêm da cơ địa sau khi sinh?
Khi mang thai cơ thể của người phụ nữ có rất nhiều thay đổi trong cơ thể và những thay đổi nội tiết tố này kéo dài đến nhiều tháng sau khi sinh. Giai đoạn này sức đề kháng của các bà mẹ khá yếu nên tạo điều kiện cho các căn bệnh tấn công mãnh liệt hơn.
Viêm da cơ địa xuất hiện do di truyền hoặc do cơ thể người mẹ phản ứng với môi trường, thức ăn. Những trường hợp đã từng mắc bệnh viêm da cơ địa trước khi mang thai sẽ có tỉ lệ tái mắc bệnh rất cao trong thai kỳ hoặc sau khi sinh. Đối với những người chưa từng mắc bệnh thì các hormone sinh dục biến đổi số lượng, cộng với việc cơ thể yếu ớt, mẫn cảm với bụi bẩn, thức ăn là tiền đề gây ra bệnh viêm da cơ địa sau khi sinh.
Sau sinh các mẹ bỉm sữa thường ở trong nhà, ủ kín cơ thể khiến bệnh dễ tấn công và phát triển hơn. Việc ăn uống không điều độ, ít ăn đồ mát, bị stress khi mang thai hoặc sau sinh cũng là tác nhân thúc đẩy bệnh.
Đa phần các thai phụ mắc viêm da cơ địa khi mang thai rất khó chữa khỏi. Các chị em chỉ có cách để kéo dài tới sau khi sinh vì thuốc điều trị của căn bệnh này tác động xấu tới đứa trẻ. Điều này cũng dẫn tới tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm da cơ địa sau khi sinh cao hơn các đối tượng khác.
Biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa
Biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa là xuất hiện những mảng ban đỏ, mụn rộp, mụn nước trên da. Khi gãi vỡ những mụn nước này hoặc lây dính dịch từ vết thương ngứa loét bệnh sẽ ngày càng lan rộng ra. Một số trường hợp da bị khô, bị bong từng mảng màu trắng hoặc có các đám sần đỏ, mọc dày trên da.
Những người bị viêm da cơ địa thường hay bị ngứa về đêm khiến các bà mẹ bỉm sữa mất ngủ. Những cơn ngứa ngáy liên tục kéo đến, nếu gãi nhiều sẽ gây ra nứt da, đau rát và ảnh hưởng lớn tới quá trình nuôi con nhỏ của các bè mẹ trẻ.Đối phó với bệnh viêm da cơ địa sau khi sinh
Cần hết sức chú ý chăm sóc cơ thể khi mắc bệnh viêm da cơ địa sau khi sinh. Bởi căn bệnh này dễ mắc nhưng rất khó chữa khỏi và ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.
Khi phát hiện ra các triệu chứng của viêm da cơ địa các mẹ bỉm sữa cần ngay lập tức đi khám bệnh ở chuyên khoa da liễu để kiểm tra xem có chính xác là bệnh viêm da cơ địa hay không. Tại đây các bác sĩ sẽ chẩn đoán, đưa ra phương pháp điều trị, cấp thuốc và hướng dẫn cách chăm sóc, kiêng khem cụ thể cho mỗi người. Thuốc và các chú ý đối với mỗi người không giống nhau do mức độ bệnh, thể trạng của từng cá nhân là khác nhau nên chúng ta buộc phải đến bệnh viện để khám và điều trị cho chính xác.
Những loại thuốc thường được cấp để chữa viêm da cơ địa là corticosteroid và thuốc histamin hoặc các loại thuốc thay thế khác. Tuy nhiên những dược phẩm này thường có ảnh hưởng tới đứa trẻ nên khi uống thuốc cần hỏi rõ có được phép cho con bú hay không.
Để giảm đau ngứa các mẹ bỉm sữa có thể áp dụng một số bài thuốc nam như tắm bằng lá trầu không hay lau rửa cơ thể bằng lá trà xanh. Trầu không, trà xanh, lá ổi là những loại lá khá lành tính, chứa một lượng chất khử trùng nên việc tắm bằng nước nấu các loại lá này có tác dụng làm giảm bớt những cơn ngứa ngáy hay đau rát. Chúng cũng giúp cho miệng các vết thương mau khô và những mảng ngứa ngừng lan rộng.
Bệnh viêm da cơ địa sau khi sinh dễ mắc trong các mùa lạnh và ẩm nên chị em lưu ý việc vệ sinh cơ thể và ăn uống trong mùa này. Sử dụng các chất tẩy rửa mạnh cũng gây viêm da cơ địa nên các mẹ bỉm sữa hãy cố gắng tìm mua và dùng các loại chất tẩy rửa trung tính. Những người có da mẫn cảm không nên tiếp xúc với các loại hoa, nhựa cây hay ăn các thức ăn nghi gây dị ứng. Việc mặc áo lông hay tiếp xúc với lông vật nuôi nên hạn chế trong giai đoạn mới sinh để giảm khả năng mắc bệnh.