Đoán bệnh vùng kín phụ nữ qua biểu hiện của lông mu bạn đã biết chưa?
Lông mu chính là dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành về giới tính của con người. Bước vào giai đoạn dậy thì, cả nam lẫn nữ đều xuất hiện những “cụm cỏ” này. Chúng ta hoàn toàn có thể đoán bệnh vùng kín phụ nữ qua biểu hiện của lông mu qua những chia sẻ dưới đây của HoiBenh.
Đoán bệnh vùng kín phụ nữ qua biểu hiện của lông mu bạn đã biết chưa?
Lông mu chính là dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành về giới tính của con người. Bước vào giai đoạn dậy thì, cả nam lẫn nữ đều xuất hiện những “cụm cỏ” này. Thậm chí, nhiều cô nàng còn tỏ ra phiền muộn vì điều ấy. Số lượng lông mu tại vùng kín nhiều ít khác nhau, tùy thuộc vào cơ thể từng người. Nhưng quá nhiều hoặc quá ít cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một vài chứng bệnh. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng vì chúng ta hoàn toàn có thể đoán bệnh vùng kín phụ nữ qua biểu hiện của lông mu qua những chia sẻ dưới đây của HoiBenh.
1. Lông mu sinh lý quá ít
Ít lông mu sinh lý, còn gọi đơn giản là lông mu không phát triển, trong khi các vấn đề khác đều bình thường, có khả năng liên quan đến mức độ nhạy cảm của nang lông bộ phận sinh dục với kích thích tố androgen.
Phần lớn những bạn nữ ít lông mu, sự bài tiết, chu kỳ kinh nguyệt, chức năng "chuyện ấy", sinh sản vẫn diễn ra bình thường. Đây không phải là bệnh, cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe, hôn nhân và sinh sản, vì vậy các bạn không cần quá lo lắng.
2. Bệnh thiếu lông mu
Một số bạn gái không có lông mu cũng không có lông nách? Nguyên nhân thứ nhất là do lượng androgen trung bình trong cơ thể thấp; nguyên nhân thứ hai là bộ phận sinh dục và nang lông nách không nhạy cảm với việc hấp thụ androgen.
Hiện tượng lông mu và lông nách khan hiếm còn gọi là "bệnh thiếu lông", chiếm khoảng 2,5%.
Bệnh thiếu lông thường là biểu hiện của một số bệnh tiềm ẩn, bạn không nên xem thường. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện kiểm tra chính xác.
3. Lông mu rụng nhiều
Lông mu nhiều hay ít có liên quan mật thiết với nhân tố di truyền. Cũng giống như tóc, lông mu rụng là do quá trình trao đổi chất mà ra. Chu kỳ rụng lông khoảng nửa năm thay một lần, mỗi ngày rụng khoảng 10-20 sợi.
Hơn nữa, theo độ tuổi, hormone sinh dục tiết da ngày càng giảm, nang lông cũng dần dần hao mòn, lông mu rụng nhiều, dần trở nên thưa thớt, và màu đen sẽ chuyển sang màu trắng, đây vốn là hiện tượng sinh lý bình thường, nếu không thấy biểu hiện dị thường, bạn không cần quá lo lắng.
Nhưng với một số người vẫn còn trẻ, thậm chí đang tuổi thiếu niên, đã có hiện tượng rụng lông mu nghiêm trọng, đây được xem là biểu hiện bất thường, cần cảnh giác cao độ, bởi phần lớn nó là do một căn bệnh nào đó gây nên.
Ở các bạn nữ, lông mu rụng khi còn trẻ, nguyên nhân thường gặp nhất là chức năng tuyến yên giảm, nó có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Loại thứ hai thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh ra nhiều máu, cũng dẫn đến rụng lông.
Có một số người vì có bệnh phải uống thuốc thời gian dài, như thuốc chống ung thư, thuốc điều trị loạn thần kinh, bệnh về thấp khớp, đều có thể dẫn đến rụng lông mu.
Ngoài ra, hội chứng Sjogren, suy giáp, béo phì... đều có thể dẫn đến rụng lông mu, bạn cần hết sức chú ý.
4. Lông mu quá nhiều
Dấu hiệu mọc quá nhiều lông trên cơ thể ở phụ nữ cũng là dấu hiệu của bệnh tật. Những người bị u tuyến yên thường rất rậm rạp vùng kín. Biểu hiện của người bệnh là mặt tròn vạnh, bụng to như trống, da thô dày, hay bị vô kinh và cao huyết áp.
Những bệnh nhân mắc chứng tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh và có khối u thường bài tiết quá nhiều androgen trong cơ thể, khiến lông mu trở nên rậm rạp và âm hạch phì đại. Ở các bệnh nhân mắc hội chứng đa nang buồng trứng cũng có hiện tượng này. Những biểu hiện chính của chứng đa nang buồng trứng có thể kể đến như ban đầu lông mọc không quá nhiều, bị bế kinh hoặc kinh nguyệt thưa, béo phì, vô sinh. Về sau, lông mu và lông tại các bộ phận khác trên cơ thể ngày càng dày rậm. Ngoài ra, không thể loại trừ yếu tố rậm lông do di truyền hay do dùng thuốc... Bất kỳ hiện tượng nào cũng đều nên tới các cơ sở y tế uy tín kiểm tra để chẩn đoán chính xác bệnh tình.
Theo lý giải của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, chỉ cần nội tiết tốt, số lượng nhiều ít của lông mu sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Đương nhiên, không thể bỏ qua nguy cơ bệnh tật ở một số ít người. Cần căn cứ vào đặc điểm thể chất và chức năng sinh lý của cơ thể để chẩn đoán chính xác. Giai đoạn dậy thì là thời điểm quan trọng nhất của toàn bộ quá trình phát triển ở con người. Trong giai đoạn này, cơ thể có nhiều thay đổi to lớn. Vì vậy, nếu gặp bất kỳ trở ngại nào, các cô gái nên chia sẻ với người lớn hoặc tìm tới sự tư vấn của bác sĩ, tránh trường hợp bệnh tình kéo dài và trở nên trầm trọng.
5. Lông mu biến sắc
Lông mu chuyển sang màu trắng thường có liên quan đến nhân tố dinh dưỡng, tinh thần và một số bệnh bạch hóa, tuổi tác.
Nếu tinh thần bạn không ổn định, các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng dẫn đến lông mu ở vùng kín của bạn sẽ biến sắc. Tuy nhiên, nếu tuổi đã cao thì màu sắc của lông mu cũng thay đổi. Điều này không quá nghiêm trọng đối với sức khỏe. Nhưng bạn cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập luyện thể thao, củng cố tinh thần để giữ gìn sức khỏe.
Như vậy, qua những thông tin trong bài viết trên hẳn các độc giả của của HoiBenh đã có thể tự phát hiện bệnh vùng kín phụ nữ qua biểu hiện của lông mu. Hy vọng những thông tin hữu ích được chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn có được chẩn đoán bệnh sớm và được điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Vùng kín nhiều lông làm tăng ham muốn
- 14 tuổi phát triển lông nách, lông mu nhưng chưa có kinh nguyệt
- Phụ nữ không có lông mu thì có sao không?