Đoán bệnh của bé qua màu sắc nước tiểu
Màu sắc nước tiểu, lượng nước tiểu của bé thay đổi đều có những lý do nhất định
Đoán bệnh của bé qua màu sắc nước tiểu
Nước tiểu của bé phụ thuộc vào lượng nước bé uống, mồ hôi bé tiết ra và đồng thời cũng phản ảnh tình hình sức khỏe của bé. . HoiBenh sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé.
1. Nước tiểu bé màu vàng nhạt
Màu vàng nhạt ở đây giống với màu nước trà xanh nước đầu, pha loãng. Nước tiểu bé màu vàng nhạt phản ánh sức khỏe của bé hoàn toàn bình thường khỏe mạnh, cũng như chế độ ăn uống của bé đã hợp lý.
2. Nước tiểu bé có màu vàng sẫm
Đây là hiện tượng báo hiệu cơ thể bé đang thiếu nước. Màu nước tiểu càng sẫm chứng tỏ tình trạng thiếu nước càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nước tiểu có màu vàng sẫm cũng có thể do các loại thuốc bé uống, hoặc mẹ uống và cho bé bú, có nhiều phụ gia màu vàng.
Nếu nước tiểu màu vàng đậm kèm theo sốt kéo dài, có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu. Trong trường hợp này, mẹ cần bù nước cho bé và đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể.
3. Nước tiểu bé màu vàng đậm
Nếu nước tiểu của bé có màu vàng đậm, gần giống với màu nước trà pha đặc, mẹ cần đưa bé đi khám để điều trị kịp thời. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến viêm gan, sỏi thận, viêm túi mật... rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Bình quân 1 kg thể trọng, bé cần 0.06 – 0.08 lít nước.
4. Nước tiểu màu trắng trong
Ngược lại với các trường hợp nước tiểu màu vàng, nước tiểu màu trắng trong báo hiệu cơ thể bé đang dư thừa nước. Nước là yếu tố cần thiết cho mọi hoạt động trao đổi chất trong cơ thể bé, tuy nhiên, dư thừa nước sẽ khiến cơ quan bài tiết (cụ thể là thận, bàng quang...) làm việc quá sức. Từ đó, ảnh hưởng đến chức năng bài tiết, thải độc của bé. Lúc này, mẹ cần điều chỉnh lượng nước bé nạp vào cơ thể để cân bằng lại. Có thể theo dõi đến khi nào nước tiểu bé có màu vàng nhạt là đạt yêu cầu.
5. Nước tiểu bé màu trắng đục
Nếu nước tiểu bé có màu trắng trong là hiện tượng dư thừa nước đơn thuần, thì nước tiểu bé có màu trắng đục báo hiệu hiện tượng bệnh lý nguy hiểm hơn rất nhiều: Bé có thể nhiễm vi khẩn, virus... dẫn đến tổn thương đường tiết niệu. Nếu thấy nước tiểu bé có màu trắng đục, cần đưa bé đi khám và xét nghiệm sớm để tìm ra nguyên nhân chính xác của hiện tượng này, từ đó có những biện pháp can thiệp phù hợp để không ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của bé. Nhìn chung, khi nước tiểu của bé có vởn đục, có mùi, là dấu hiệu bé bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
>>> Xem thêm: Màu sắc nước tiểu thể hiện tình trạng sức khỏe của bé như thế nào?
6. Nước tiểu bé có màu cam
Trong trường hợp bé không nạp vào cơ thể đồ ăn, thức uống có màu cam nhưng nước tiểu có màu cam, có thể do sử dụng kháng sinh. Hết thời gian sử dụng kháng sinh, màu nước tiểu bé sẽ trở lại bình thường.
7. Nước tiểu bé có màu đỏ
Trong trường hợp cho bé ăn, hoặc mẹ cho bé bú ăn thực phẩm có màu đỏ như: carot, bí ngô, cà chua, gấc..., nước tiểu bé có màu đỏ là hiện tượng bình thường. Ngoài ra, nếu tự nhiên nước tiểu bé có màu đỏ, mẹ nên đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác. Đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý liên quan đến thận, ảnh hưởng của việc dùng thuốc hoặc nhiễm trùng bọng đái.
Như chúng ta đã biết, giai đoạn đầu của bé là giai đoạn quan trọng nhưng cũng rất nhạy cảm: Bé dễ mắc bệnh hơn do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn kém. Chính vì vậy, theo dõi màu sắc nước tiểu của bé cũng là một trong những cách chẩn đoán bệnh cho bé, từ đó có những biện pháp xử lý và can thiệp kịp thời.