Dọa sảy thai và bong nhau thai là gì?

Bong nhau thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ được xem là một trong những hiện tượng dọa sảy thai cực kỳ nguy hiểm. Nếu như không được can thiệp kịp thời, thai nhi rất có khả năng mất mạng. Vậy hiện tượng dọa sảy thai và bong nhau thai là gì? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu ngay sau đây.

Dọa sảy thai và bong nhau thai là gì? Dọa sảy thai và bong nhau thai là gì?

Bong nhau thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ được xem là một trong những hiện tượng dọa sảy thai cực kỳ nguy hiểm. Nếu như không được can thiệp kịp thời, thai nhi rất có khả năng mất mạng. Vậy hiện tượng dọa sảy thai và bong nhau thai là gì? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu ngay sau đây.

1. Dọa sảy thai và bong nhau thai là gì?

Dọa sảy thai và bong nhau thai về cơ bản là 2 hiện tượng khác nhau, tuy nhiên lại thường xuất hiện cùng với nhau và có mối liên quan mật thiết.

Dọa sảy thai là tình trạng mà thai nhi vẫn phát triển trong buồng tử cung của mẹ nhưng lại có nhiều dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra máu... Dọa sảy thai thường xuất hiện nhiều nhất ở những tuần đầu của thai kỳ, đặc biệt là thời điểm trước tuần thai thứ 13.

Ở những tháng đầu thai kỳ, hợp tử do trứng và tinh trùng kết hợp chưa dính chắc vào tử cung, vì thế rất dễ bong ra. Đây chính là hiện tượng bong nhau thai (hay bong tách túi thai).

Cả 2 hiện tượng dọa sảy thai và bong nhau thai đều xuất hiện rất nhiều ở giai đoạn đầu thai kỳ và trở thành mối lo lắng, e ngại của rất nhiều mẹ bầu, đặc biệt là chị em lần đầu tiên mang thai.

2. Những dấu hiệu điển hình của hiện tượng bong nhau thai – dọa sảy thai trong 3 tháng đầu

Bạn có thể dễ dàng nhận ra 2 hiện tượng trên khi gặp một trong những dấu hiệu sau:

  • Đau tức bụng dưới: những cơn đau âm ỉ và kéo dài ở khu vực bụng dưới kèm theo hiện tượng nhức mỏi thắt lưng cho thấy thai nhi đang bắt đầu quá trình làm tổ trong buồng tử cung. Nếu hiện tượng đau này kéo dài, có khả năng thai nhi đang gặp vấn đề, phổ biến nhất là dọa sảy thai.
  • Âm đạo tiết ra máu hoặc dịch hồng: dấu hiệu khác của dọa sảy thai là hiện tượng tiết ra dịch đỏ/hồng của âm đạo. Tùy theo trạng thái nặng hoặc nhẹ mà bạn có thể nhận định rõ hơn về tình trạng dọa sảy thai của mình.

Phía trên đây là 2 dấu hiệu đặc trưng của dọa sảy thai và bong nhau thai. Tuy nhiên, theo các bác sỹ phụ sản, rất nhiều thai phụ qua siêu âm đã phát hiện tình trạng trên nhưng lại không hề có bất kỳ dấu hiệu nào. Điều này có thể do bong nhau thai kín và máu không thoát ra ngoài. Vì thế, cách tốt nhất để phát hiện sớm dọa sảy thai là khám thai – siêu âm định kỳ.

vicare.vn-doa-say-thai-va-bong-nhau-thai-la-gi-body-1

3. Dọa sảy thai và bong nhau thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và thai nhi?

Độ nguy hiểm của tình trạng bong nhau thai – dọa sảy thai đối với mẹ và thai nhi sẽ được xác định dựa trên độ bong của nhau thai:

  • Độ bong 10%: tình trạng này không quá nghiêm trọng và thường được bác sỹ chỉ định dinh dưỡng thai. Nếu như thực hiện đúng theo hướng dẫn từ bác sỹ, thai nhi vẫn có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh.
  • Độ bong từ 30% -50%: nguy cơ rất cao bị sảy thai, thai chết lưu...

Khi bị bong nhau thai quá nhiều, đường dẫn truyền chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ sang con sẽ bị gián đoạn, từ đó thai nhi sẽ không còn đủ dưỡng chất để phát triển. Bên cạnh đó, bị bong nhau thai ở mức độ nặng còn có khả năng gây chảy máu liên tục ở mẹ và lượng máu này được giữ trong tử cung, gây ra nhiễm trùng. Vì thế, nếu như không phát hiện kịp thời để có phương pháp can thiệp phù hợp, cả mẹ lẫn con đều bị đe dọa đến tính mạng.

Trên thực tế, tình trạng dọa sảy thai và bong nhau thai đã gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như rối loạn đông máu, nhiễm trùng hậu sản, viêm tắc các tĩnh mạch, viêm thận mạn, viêm tuyến thượng thận...

4. Cần làm gì khi bị bong nhau thai – dọa sảy thai?

vicare.vn-doa-say-thai-va-bong-nhau-thai-la-gi-body-2
Thăm khám thai theo đúng định kỳ từ bác sĩ

Trước hết, mẹ bầu cần phải theo dõi thường xuyên tình trạng của cơ thể và thăm khám thai theo đúng chỉ định từ bác sỹ. Trong suốt thời gian thai kỳ, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ cũng phải ngay lập tức đến bác sỹ sản khoa.

Nếu như bị bong nhau non ở 3 tháng đầu, tình trạng bóc tách dưới 30%, mẹ nên được chăm sóc trong một chế độ dinh dưỡng – nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó, bác sỹ sẽ hỗ trợ thêm một số loại thuốc giảm co bóp tử cung, đồng thời bổ sung thêm nội tiết tố để mức bóc tách này không tăng thêm.

Ngoài ra, mẹ cũng cần phải lưu ý rằng:

  • Nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường và không làm bất kỳ việc gì, kể cả những việc nhẹ nhàng trong nhà, thậm chí phải hạn chế di chuyển để tình trạng bong nhau không trở nặng.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường các món mềm và lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, canh hầm... Cần tránh những thực phẩm khó tiêu hoặc tái sống.
  • Tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục nếu nhau thai đang bị bong tách khỏi tử cung bởi điều này sẽ kích thích tử cung co bóp. Những tháng sau đó, nếu tình trạng tốt hơn và muốn “yêu”, mẹ bầu cũng nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sỹ.

Qua bài viết này, bạn đọc đã xác định được dọa sảy thai và bong nhau thai là gì, mức độ nguy hiểm của nó đối với mẹ và thai nhi cũng như cách xử trí phù hợp. Có thể nói, thăm khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng của thai nhi là cách tốt nhất để bảo vệ cho cả mẹ và bé.

Xem thêm:

  • Sảy thai ư? Đừng quá đau buồn, bạn vẫn có thể có con sau này
  • Mẹ bầu và những cảnh bảo dễ dẫn đến bong nhau thai non
  • Hiện tượng rong kinh sau sảy thai