Dọa sảy thai ba tháng đầu mẹ cần làm gì?

Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, phôi chưa được bám chắc chắn vào niêm mạc tử cung và rất dễ bị đẩy ra ngoài , do đó nguy cơ dọa sảy thai trong giai đoạn này là rất cao. Vậy mẹ cần làm gì để tránh được hiện tượng dọa sảy thai ba tháng đầu? Chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi với phụ nữ sau dọa sảy thai ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Dọa sảy thai ba tháng đầu mẹ cần làm gì? Dọa sảy thai ba tháng đầu mẹ cần làm gì?

Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, phôi chưa được bám chắc chắn vào niêm mạc tử cung và rất dễ bị đẩy ra ngoài , do đó nguy cơ dọa sảy thai trong giai đoạn này là rất cao. Vậy mẹ cần làm gì để tránh được hiện tượng dọa sảy thai ba tháng đầu? Chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi với phụ nữ sau dọa sảy thai ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Dọa sảy thai là gì?

Dọa sảy thai là giai đoạn mở đầu cho hiện tượng sảy thai. Khi gặp hiện tượng dọa sảy thai, tức là thai nhi vẫn còn sống và chưa bị bong ra khỏi niêm mạc tử cung. Nên nếu sản phụ được phát hiện và điều trị sớm, vẫn có thể giữ được thai nhi.

Dọa sảy thai có thể gặp trong suốt quá trình mang thai, nhưng hay gặp nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Do ở thời điểm này, trứng chưa bám được chắc chắn, cơ thể mẹ lại đang tìm cách thích ứng với một “ vật thể lạ” xuất hiện trong cơ thể.

Theo các bác sĩ, sản phụ có thai dưới 3 tháng có hiện tượng ra máu hoặc có thai từ 4- 6 tháng mà gặp hiện tượng đau bụng chuyển dạ nhưng cổ tử cung chưa mở là dọa sảy thai. Sản phụ có thai trên 6 tháng có hiện tượng đau bụng chuyển dạ mà cổ tử cung chưa mở thì gọi là dọa đẻ non.

Dọa sảy thai là một trong những biến chứng phổ biến nhất của thai nghén, chiếm khoảng 1/5 số trường hợp có thai.

Dọa sảy thai bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?

Nguyên nhân gây dọa sảy thai rất đa dạng, khó xác định và thường phải thăm khám kĩ càng, làm xét nghiệm cũng như xác định các yếu tố liên quan. Từ đó phân chia nguyên nhân gây dọa sảy thai ra thành các nhóm sau đây:

  • Bất thường về nhiễm sắc thể.
  • Bất đồng nhóm máu mẹ con.
  • Cơ thể thai phụ suy nhược, mệt mỏi, làm việc quá sức, tinh thần không thoải mái, căng thẳng, chế độ ăn uống nghỉ ngơi không hợp lý...
  • Thai phụ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như: sốt cao, bệnh lý về thận mãn tính, mất cân bằng nội tiết, suy tim, có các bệnh về tử cung. Đối với các thai phụ có bệnh về tử cung, còn có thêm nguy cơ sinh non, ngôi thai bất thường hoặc thai chậm phát triển...
  • Niêm mạc tử cung quá mỏng: có thể do sản phụ trước đó có tiền sử nạo phá thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Việc niêm mạc tử cung mỏng khiến cho việc giữ trứng đã được thụ tinh bám vào một cách khó khăn hơn, tăng nguy cơ dọa sảy.
  • Do sản phụ va chạm mạnh, xoa bóp bụng hay núm vú gây co bóp cổ tử cung.
  • Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng dọa sảy như: sản phụ cao tuổi, có các bệnh lý về tiểu đường hay tuyến giáp.
vicare.vn-doa-say-thai-ba-thang-dau-me-can-lam-gi-body-1

Dấu hiệu của dọa sảy thai

Đau bụng

Đây là dấu hiệu đầu tiên mà sản phụ có thể cảm nhận được, cảm giác đau râm ran, hoặc đau thành từng cơn ở vùng bụng dưới, kèm theo đó là cảm giác thấy mỏi ở vùng thắt lưng. Có nhiều trường hợp, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau khi trứng bắt đầu làm tổ ở buồng tử cung, tuy nhiên, nếu cơn đau này kéo dài không dứt, đau liên tục, cường độ cơn đau ngày một tăng thì đây chính là dấu hiệu của dọa sảy thai, mẹ bầu cần được đi khám ngay để biết được tình trạng của mình.

Ra máu hoặc dịch có màu hồng

  • Máu ra có thể có màu sắc biển đổi từ đỏ, hồng nhạt đến nâu sẫm, tùy vào trạng thái nặng hay nhẹ ở vùng âm đạo.
  • Có nhiều trường hợp, sẽ xuất hiện một số lượng nhỏ máu màu thẫm xuất hiện trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày sau khi rụng trứng hoặc cũng có thể xuất hiện ở thời kỳ kinh nguyệt, máu này theo kinh nghiệm của các bà mẹ là máu báo có bầu.
  • Trường hợp nếu lặp đi lặp lại tình trạng ra máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, màu sắc máu liên tục thay đổi, thì đây là dấu hiệu cho thấy hormone trong cơ thể bạn đang tụt nhanh, khả năng dọa sảy thai có thể diễn ra ngay sau đó. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay để nhận được sự tư vấn và dùng thuốc phù hợp, không nên tự ý dùng thuốc tại nhà.
  • Một số trường hợp khác, xảy ra hiện tượng dọa sảy do bong rau, nhưng không có hiện tượng chảy máu, chỉ được phát hiện khi đi siêu âm. Tình trạng này xảy ra do diện bong rau kín, chưa thoát ra ngoài. Đây cũng là lý do vì sao các bác sĩ khuyên bạn nên đi kiểm tra định kỳ để tiện theo dõi.

Đau buốt khi đi tiểu

  • Khi đi tiểu bạn cảm thấy đau buốt, có trường hợp tiểu ra máu thì có thể bạn đang gặp phải dấu hiệu của viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu phát hiện ra tình trạng này , phải đi khám bác sĩ và điều trị kịp thời, tránh trường hợp ảnh hưởng đến thai nhi, có khả năng dẫn đến dọa sảy ở những tháng đầu. với các mẹ ở tháng cuối, sẽ làm tăng khả năng sinh non.
  • Để phòng tránh được hiện tượng này, bạn hãy ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như rau xanh, các loại hoa quả sạch và uống nhiều nước.

Mẹ bầu bị sốt cao.

  • Mẹ bầu bị sốt cao trên 38 độ là một trong những dấu hiệu của hiện tượng dọa sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Khi mẹ bầu gặp phải tình trạng sốt kèm các triệu chứng như: đau khớp, phát ban thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng Cytomegalovirus, parvovirus hoặc là toxoplasma, những vi khuẩn này có khả năng gây nên chứng câm điếc bẩm sinh cho trẻ. Nên khi sốt cao trên 38 độ, kèm các dấu hiệu khác lạ, hãy đến cơ sở y tế uy tín để nhận được sự tư vấn.

Các biến chứng của dọa sảy thai

Mẹ bầu có thể mắc phải chứng thiếu máu từ nhẹ đến nặng, đôi khi cần truyền máu.

  • Nhiễm trùng.
  • Sẩy thai.

Khi bị dọa sảy thai, mẹ cần làm gì?

Khi phát hiện dấu hiệu dọa sảy, bạn cần phải nghỉ ngơi ngay lập tức, tránh các vận động mạnh, tránh các chuyến đi xa, tránh các áp lực căng thẳng về mặt tâm lý. Nếu đã đi khám sau dọa sảy thai và biết được tình trạng thai nhi thì cần tuân thủ theo đúng các hướng dẫn của bác sĩ. Phụ nữ có tiền sử sảy thai trong lần mang thai trước cần hết sức cẩn thận trong các lần mang thai tiếp theo.

  • Khi đau cũng như khi xuất hiện dọa sảy thai, tránh xoa bóp bụng hay các vận động mạnh liên quan đến vùng bụng.
  • Tuyệt đối tránh quan hệ vợ chồng trong giai đoạn này.
  • Không tự ý thăm khám âm đạo, điều này rất nguy hiểm trong giai đoạn mẹ bầu bị dọa sảy vì có thể làm kích thích cổ tử cung và gây ra sảy thai.
  • Thực phẩm bổ sung cho mẹ bầu phải đủ chất, nhưng phải lành và dễ tiêu, tránh táo bón. Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây sạch, vitamin, vi lượng. Các thực phẩm có thể bổ sung cho mẹ bầu trong giai đoạn này là: bí đỏ, hạt sen, nho, măng cụt, cà rốt. Tránh các đồ ăn sẵn, đồ sống vì có thể gây ra ảnh hưởng xấu cho đường ruột, gây tiêu chảy. Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê tuyệt đối không được dùng trong bất kì trường hợp nào.
vicare.vn-doa-say-thai-ba-thang-dau-me-can-lam-gi-body-2

Cách chăm sóc bà bầu khi bị dọa sảy thai

Chăm sóc trước khi sinh

Ngay sau khi bạn nghi ngờ hoặc biết mình có bầu, hãy đến bác sĩ để nhận sự tư vấn về phương pháp ăn uống, nghỉ ngơi. Mang thai cơ thể mẹ thay đổi rất nhiều,để đảm nhận sự nuôi dưỡng một cơ thể khác trong chính cơ thể mình, do đó các chế độ sinh hoạt sẽ không thể như lúc chưa mang bầu. nhận sự tư vấn từ bác sĩ sẽ mang đến cho bạn một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn hơn.

Đừng quên nói với bác sĩ nếu bạn có tiền sử về sảy thai trước đó, hay bất kỳ vấn đề gì liên quan đến quá trình mang thai của bạn.

Bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ bầu.

Ba tháng đầu đời là giai đoạn rất quan trọng với con yêu. Vì đây là thời gian hình thành não bộ cho bé và sự phát triển cũng diễn ra mạnh mẽ nhất. do đó, bạn đừng quên việc bổ sung acid folic ẩn. đây là dưỡng chất rất quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho việc hình thành và phát triển não bộ của thai nhi. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, mẹ nên bổ sung acid folic 400mg đủ trong 3 tháng đầu thai kỳ để phát triển não bộ của bé một cách tốt nhất, đồng thời ngăn ngừa các dị tật về ống thần kinh cho trẻ.

Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất.

  • Bạn không cần ăn quá nhiều trong 3 tháng đầu của thai kỳ do ở giai đoạn này thai nhi không cần quá nhiều năng lượng. Bạn vẫn có thể duy trì mức nạp năng lượng tương đương 300 calo/ ngày. Giai đoạn này khá nhiều mẹ bầu bị ốm nghén, vì vậy thay bằng ăn 3 bữa/ 1 ngày. Hãy chia nhỏ các bữa với đồ ăn đầy đủ chất.
  • Hãy dùng các thực phẩm sạch, rau quả tươi mới. đừng quên bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin E như giá đỗ ( tốt nhất là giá đỗ tự làm), cháo cá chép... bởi vitamin E sẽ làm giảm khả năng dọa sảy thai.
  • Và mẹ bầu cũng nên tránh các đồ ăn như rau ngót, ngải cứu, đu đủ, dứa... các loại thực phẩm này có thể khiến tử cung của mẹ bầu co bóp, rất dễ dẫn đến sảy thai.

Tránh các chất kích thích.

Như đã nói ở trên, không chỉ ở 3 tháng đầu, mà mẹ bầu nên tránh các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia trong suốt thời gian mang bầu.

Hạn chế tối đa các thực phẩm chế biến sẵn, các thực phẩm tái, sống, hoa quả không rõ nguồn gốc.

Uống nhiều nước.

Hiệp hội Y khoa Mỹ khuyên rằng, mẹ bầu nên uống nhiều nước trong suốt thai kỳ. Mỗi ngày bạn nên uống khoảng từ 1,5 – 2l nước tùy theo nhu cầu của cơ thể. Việc này giúp cho các chất lỏng dễ dàng lưu thông trong hơn, đồng thời giảm được các triệu chứng phù, táo bón...

Tập thể dục thường xuyên.

Mẹ bầu khi có gặp tình trạng dọa sảy thai nên hạn chế các vận động mạnh, nhưng không vì thế mà ngại không tập thể dục. Thực hiện các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp sẽ giúp cơ thể bạn thoải mái, tinh thần thư thái, vui vẻ hơn. Một vài bộ môn thể thao phù hợp cho mẹ bầu như đi bộ nhẹ nhàng, yoga, bơi... hoạt động vừa phải cũng giúp mẹ bầu dễ sinh hơn.

Nghỉ ngơi hợp lý.

Bạn không nên thức khuya, làm việc căng thẳng hay áp lực. Một cơ thể mang nhiều stress sẽ không thể khiến bé khỏe mạnh và vui vẻ khi sinh ra được. Buổi tối bạn nên đi ngủ sớm, một ngày ngủ đủ 8 tiếng, giấc ngủ trưa cũng vô cùng quan trọng, chỉ cần 30-45 phút nghỉ trưa mỗi ngày sẽ làm bạn tỉnh táo và sảng khoái hơn.

Cẩn thận khi bị ra máu.

Chảy máu trong 3 tháng đầu diễn ra rất phổ biến và nhiều nguyên nhân. Để đảm bảo an toàn hãy đến bệnh viện kiểm tra để đảm bảo bé yêu vẫn khỏe mạnh và phát triển tốt.

Đối phó với các triệu chứng trong suốt thai kỳ.

Các triệu chứng như ốm nghén, ợ chua, hay cáu gắt và hàng tá các rắc rối sẽ xảy đến trong suốt thời gian mang thai bé yêu. Bạn đừng quá lo lắng về các triệu chứng này, mỗi giai đoạn sẽ có một triệu chứng, hãy tập sống thoải mái với các vấn đề đó. Tuy nhiên, nếu các vấn đề trở nên nghiêm trọng, khiến mẹ bầu lo lắng và mệt mỏi, hãy tìm đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

Trong ba tháng đầu là giai đoạn quan trọng để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh, đánh giá nguy cơ của bé với các hội chứng dị tật ống thần kinh, hội chứng Down... mẹ bầu đừng quên các xét nghiệm này để đảm bảo bé yêu đang phát triển một cách an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Dọa sảy thai có nên uống củ gai hay không?
  • Dọa sảy thai nên kiêng gì để bảo vệ con?
  • Tư thế nằm khi bị dọa sảy thai mẹ bầu cần phải biết để bảo vệ con