Đổ mồ hôi ban đêm ở nam giới có phải là triệu chứng của bệnh lý?

Trên thực tế mồ hôi cũng có thể toát ra tới mức ướt đẫm người ngay cả vào ban đêm, khiến nhiều người luôn cảm thấy khó chịu vậy tại sao lại như vậy? Việc đổ mồ hôi ban đêm ở nam giới có phải là triệu chứng của bệnh lý không?

Đổ mồ hôi ban đêm ở nam giới có phải là triệu chứng của bệnh lý? Đổ mồ hôi ban đêm ở nam giới có phải là triệu chứng của bệnh lý?

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi ban đêm ở nam giới

Cơ thể cảm thấy nóng bừng, toát mồ hôi đầm đìa khắp người khiến giấc ngủ chập chờn, mất giấc, khó chịu, bứt rứt trong người là tình trạng khá nhiều nam giới gặp phải. Lý giải vấn đề này, theo các chuyên gia, đổ mồ hôi đêm ở nam giới xuất hiện có thể do hai nhóm nguyên nhân chính sau:

Nhóm 1: Đổ mồ hôi do sinh lý bình thường ở nam giới

  • Cơ thể nam giới có chu kỳ nhiệt độ đạt mức cao nhất vào ban đêm và sẽ từ từ giảm dần khi trời sáng. Chu kỳ nhiệt này là nguyên nhân chính gây vấn đề ra mồ hôi đêm ở nam giới mà nữ giới không có.
  • Nồng độ testosterol hay còn gọi mãn dục nam trong cơ thể cũng sẽ gây tiết ra mồ hôi vào ban đêm và kèm theo đó là các vấn đề khác gây khó chịu. Nội tiết tố trong cơ thể mất cân bằng có thể làm rối loạn hoạt động trung tâm điều nhiệt - nằm ở vùng dưới đồi não bộ sẽ làm sai lệch quá trình truyền tín hiệu khiến cho cơ thể bị nóng bừng dẫn tới toát mồ hôi để làm mát thân nhiệt.

Nhóm 2: Do yếu tố bệnh lý làm tăng tiết mồ hôi ở nam giới bất thường

Đổ mồ hôi ban đêm ở nam giới đôi khi còn là dấu hiệu từ cơ thể phát ra để cảnh báo một số vấn đề sức khỏe cần lưu ý:

  • Hạ đường huyết: Với những người tiêm insulin hay đang uống thuốc điều trị đái tháo đường, sẽ khiến tình trạng đổ nhiều mồ hôi đêm xảy ra thường xuyên vì lượng đường trong máu của họ bị hạ xuống thấp hơn dưới mức bình thường.
  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật - nhiệm vụ chính của hệ thần kinh thực vật là để điều khiển hoạt động không tự chủ cơ thể như nhịp tim, nhịp thở, tự đổ mồ hôi,... Đổ mồ hôi đêm cũng có thể xuất hiện nếu hệ thần kinh tự trị bị rối loạn chức năng, khiến các tuyến mồ hôi “làm việc” liên tục dù không hề vận động và hậu quả là mồ hôi chảy đầm đìa trong mọi hoàn cảnh
  • Ung thư: Đổ mồ hôi đêm cũng có thể là một trong những dấu hiệu sớm của căn bệnh ung thư, u lympho... Với những người bị ung thư này, nhiệt độ cơ thể thường biến động nghiêm trọng hơn khiến mồ hôi ra nhiều hơn so với bình thường.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus với các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng đều có thể gây đổ mồ hôi. Đặc biệt ở những trường hợp bị mắc bệnh lao, nhiễm, viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương ,... sẽ khiến mồ hôi đêm nhiều nghiêm trọng.
  • Sử dụng thuốc điều trị: Người đang sử dụng các loại thuốc để điều trị một số chứng bệnh cũng là nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm. Đây có thể là do tác dụng phụ của thuốc gây ra. Trong số các loại thuốc sử dụng khiến người uống bị đổ mồ hôi nhiều có thể kể tới như: Thuốc chống trầm cảm, hạ sốt.

Ngoài ra khi bị rối loạn thần kinh, mất cân bằng nội tiết tố hay hội chứng ruột kích thích... cũng là nguyên nhân gây tình trạng đổ mồ hôi ban đêm ở nam giới.

HoiBenh.vn-do-mo-hoi-ban-dem-o-nam-gioi-co-phai-trieu-chung-cua-benh-ly-khong-body-2
Nguyên nhân gây đổ mồ hôi ban đêm ở nam giới

Làm thế nào để hạn chế tình trạng đổ mồ hôi đêm ở nam giới?

  • Tập luyện cho cơ thể bằng các bài tập nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ hay bất cứ bài tập gì khiến bạn cảm thấy thoải mái - mục đích giúp cơ thể được thư giãn và khỏe mạnh.
  • Sử dụng vỏ chăn mỏng để cơ thể không bị bức bí, tránh cảm thấy khó chịu khi có các cơn nóng bừng lên giữa đêm gây đổ mồ hôi.
  • Nên Sử dụng quạt điện hay điều hòa có thể điều khiển từ xa để dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ, tránh phải dậy nửa đêm làm mất giấc.
  • Mặc đồ ngủ thoáng mát, rộng rãi, chất liệu thấm hút tốt
  • Sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên thông qua các bài thuốc Đông y để chữa đổ nhiều mồ hôi. Một số thảo dược hay được dùng để sử dụng chữa trị như:

+ Thiên môn - thảo dược giúp bổ sung lượng nước trong cơ thể, ức chế hạch giao cảm - vị trí làm kích thích bài tiết mồ hôi tại các vị trí như đầu, mặt, lòng bàn tay, chân, ngực,...

+ Sơn thù du: Thảo dược giúp hạn chế mồ hôi thoát ra ngoài cơ thể, săn da, tăng độ đàn hồi cho da.

Sử dụng những sản phẩm chứa các thảo dược vừa an toàn lại hiệu quả sẽ giúp hạn chế phần nào khó chịu khi đổ mồ hôi ban đêm ở nam giới.

Nếu tình trạng đổ mồ hôi đêm xảy ra nhiều, mức độ thường xuyên kèm theo các triệu chứng khác như chán ăn, sốt, sưng hạch hay phát ban,... diễn ra trong khoảng thời gian dài thì nam giới cần nhanh chóng đi khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín gần nhất để được chẩn đoán, tìm ra chính xác nguyên nhân để kịp thời xử lý, điều trị, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.

Xem thêm:

  • Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn
  • Tại sao một số người đổ mồ hôi nhiều hơn người khác?
  • Tìm hiểu triệu chứng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn