Đo chức năng hô hấp để làm gì?

Đo chức năng hô hấp để làm gì là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là với những ai được bác sĩ chỉ định thực hiện phương pháp xét nghiệm phổ biến này. Thực tế, việc tìm hiểu những thông tin liên quan là điều quan trọng, giúp bạn thực hiện đúng cách để mang lại kết quả chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

Đo chức năng hô hấp để làm gì? Đo chức năng hô hấp để làm gì?

Đo chức năng hô hấp để làm gì là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là với những ai được bác sĩ chỉ định thực hiện phương pháp xét nghiệm phổ biến này. Thực tế, việc tìm hiểu những thông tin liên quan là điều quan trọng, giúp bạn thực hiện đúng cách để mang lại kết quả chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

1. Đo chức năng hô hấp là gì?

Hiểu theo cách đơn giản nhất, đây là kỹ thuật phổ biến, thường được áp dụng trong chẩn đoán, đánh giá mức độ của các bệnh lý có liên quan đến đường hô hấp. Khi thực hiện, kỹ thuật diễn ra đơn giản, không gây khó chịu hay biến chứng cho người thực hiện. Thông qua một vài thao tác, các bác sĩ sẽ có được những thông số liên quan đến hoạt động của phổi. Từ đây sẽ biết chính xác lưu lượng không khí lưu thông trong phế quản và phổi.

vicare.vn-do-chuc-nang-ho-hap-de-lam-gi-body-1
Mô tả quá trình thực hiện

2. Đo chức năng hô hấp để làm gì?

Kỹ thuật này được áp dụng trong nhiều tình huống khác nhau.

  • Đầu tiên, với những người có triệu chứng lâm sàng và một số kết quả xét nghiệm bất thường như: Khó thở, ho kéo dài, giảm oxy trong máu, x-quang lồng ngực bất thường.... Lúc này các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện đo chức năng hô hấp với mục đích chẩn đoán chính xác các bệnh lý hô hấp.
  • Kỹ thuật này được sử dụng để theo dõi, lượng giá hiệu quả điều trị và sự tiến triển của một số loại bệnh như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính hay phổi hạn chế. Ngoài ra, nó còn được dùng để tầm soát bệnh trên đối tượng có nguy cơ cao như những người hút thuốc lá hay thường xuyên làm việc tại những nơi có khói và hóa chất độc hại.
  • Giải pháp này còn được dùng để lượng giá sức khỏe trước khi luyện tập.

3. Một số trường hợp chống chỉ định đo chức năng hô hấp

Không phải bất cứ ai cũng có thể áp dụng kỹ thuật này, đặc biệt cần tránh sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Những người có dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp cấp
  • Ho ra máu hoặc đau ngực chưa chẩn đoán được nguyên nhân.
  • Người bị phình động mạch chủ ngực.
  • Những người vừa trải qua đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc hen dưới 6 tuần.
  • Từng trải qua phẫu thuật bụng, ngực dưới 6 tháng.
  • Có tiền sử nhồi máu cơ tim.
  • Có triệu chứng của một số bệnh cấp tính như nôn nhiều, tiêu chảy.
  • Người bị rối loạn thần kinh tâm thần, không hợp tác khi thực hiện.
vicare.vn-do-chuc-nang-ho-hap-de-lam-gi-body-2
Đo chức năng hô hấp giữ vai trò quan trọng trong chẩn đoán một số loại bệnh

4. Những lưu ý quan trọng trước khi thực hiện

Để đo chức năng hô hấp mang đến kết quả chính xác. Người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Khi thực hiện bạn cần mặc trang phục rộng rãi, thoải mái. Không uống rượu hay hút thuốc trước khi đo 4 tiếng. Không ăn no trước khi đo khoảng 2 tiếng. Nên đi lại nhẹ nhàng 30 phút trước khi đo.
  • Với những người lựa chọn giải pháp này để chẩn đoán bệnh lần đầu. Các bạn lưu ý không sử dụng các thuốc giãn phế quản trước khi đo khoảng 6 (với thuốc tác dụng ngắn), hoặc 12 giờ với những loại tác dụng kéo dài.

5. Các bước thực hiện

Để thực hiện kỹ thuật này, bệnh nhân sẽ được yêu cầu làm 2 động tác cơ bản gồm có:

  • Đầu tiên, bệnh nhân hít vào thở ra bình thường. Tuy nhiên sau đó cần hít thật sâu và thở ra hết sức có thể.
  • Thứ hai, bệnh nhân cũng hít vào thở ra bình thường. Tiếp đến, bệnh nhân cần hít thật dài, hết sức và thở nhanh, mạnh.

Dù được yêu cầu thực hiện động tác nào, bệnh nhân cũng cần chú ý thực hiện liên tục. Việc ngừng lại đột ngột hoặc thực hiện không đúng theo hướng dẫn của kỹ thuật viên có thể gây sai lệch kết quả. Từ đây có thể dẫn đoán việc chẩn đoán sai gây nên quá trình điều trị không phù hợp.

Với những người hút thuốc lá, nếu kết quả đo cho thấy đạt mức bình thường, bạn cũng đừng vội mừng bởi điều này không có nghĩa là bạn không có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Để đưa ra được kết quả chính xác, bạn cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng bằng nhiều phương pháp kết hợp khác nhau.

Trên đây là những thông tin cơ bản về đo chức năng hô hấp. Nhìn chung, khi thăm khám tại các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ chỉ định việc cần hay không cần thực hiện kỹ thuật này để mang lại kết quả chẩn đoán tốt nhất.

Xem thêm:

  • Địa chỉ khám bệnh hô hấp ở đâu uy tín?
  • 3 phòng khám hô hấp uy tín tại Hà Nội
  • 5 phòng khám chuyên khoa hô hấp đáng tin cậy ở TP.Hồ Chí Minh