Dịp Tết mách dân văn phòng cách phòng ngừa bệnh trĩ

Dịp Tết, dân văn phòng thường bị cuốn theo những cuộc liên hoan với bia, rượu, thịt nhưng lại thiếu rau xanh. Những trận táo bón sẽ được dịp hành hạ và cơn đau trĩ ập tới như một tất yếu khiến không ít người đứng ngồi không yên.

Dịp Tết mách dân văn phòng cách phòng ngừa bệnh trĩ Dịp Tết mách dân văn phòng cách phòng ngừa bệnh trĩ

Giáp Tết, cả hai vợ chồng anh N. quá bận rộn. Cả tuần nay, gia đình nhỏ 4 người nhà anh N. chỉ ăn với nhau có 1 bữa tối. Mấy hôm liền, vợ chồng anh N phải nhờ bà ngoại tới nấu cơm cho ăn vì bố đi tất niên với cơ quan bố, mẹ tất niên với cơ quan mẹ cộng thêm tất niên các gia đình ở khu chung cư, nhà ngoại, nhà nội cũng ới sang tất niên...

vicare.vn-bi-kip-phong-ngua-benh-tri-cho-dan-van-phong-dip-tet-body-1

Tưởng phải tăng cân, béo lên nhưng cả hai vợ chồng anh N. đều thấy mệt mỏi, bia, rượu nhiều hơn ăn. Hơn nữa, miền Bắc đang trải qua những ngày rét đậm, rét hại, thời tiết hanh khô, rau không ăn nhiều, nước lười uống nên khốn khổ thay cả hai vợ chồng anh N. đều lâm vào tình trạng táo bón kéo dài và bệnh trĩ lại tái phát.

Theo PGS.TS Mai Tất Tố Trường Đại học Dược Hà Nội, mắc bệnh trĩ phần lớn là do thói quen ăn uống, sinh hoạt. Bệnh trĩ là tình trạng toàn bộ hệ thống tĩnh mạch bị giãn và suy yếu và hình thành búi trĩ.

Người đã mắc bệnh trĩ dễ bị tái đi tái lại nhiều lần do hệ tĩnh mạch đã giãn rất khó co lại, chỉ cần yếu tố thuận lợi như ăn cay, sinh hoạt không khoa học là bệnh trĩ sẽ tái phát. Khi bệnh trĩ tái phát gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh: Đau rát, chảy máu, sa búi trĩ rất đau đớn khó chịu. Nguy hiểm nhất , nếu những người trĩ tái phát nhiều lần thì có nguy cơ thành độ nặng 3,4, thậm chí phải phẫu thuật.

Cũng theo PGS.TS Mai Tất Tố, để chữa trị và dự phòng sự tái phát bệnh trĩ, ngoài việc điều trị triệu chứng như: làm teo các búi trĩ, chống táo bón, chống chảy máu... phải tập trung vào điều trị gốc bệnh, đặc biệt là phải lấy việc bổ dưỡng tỳ vị làm chính.

“Tất cả các nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ đều tác động đến tỳ vị làm tỳ vị hư yếu mới làm bệnh trĩ bùng phát” - PGS.TS Mai Tất Tố phân tích.

vicare.vn-bi-kip-phong-ngua-benh-tri-cho-dan-van-phong-dip-tet-body-2

Theo Đông y, những người mắc bệnh trĩ thường dùng những bài thuốc cổ từ những vị thuốc như: Hoàng kỳ, Đẳng sâm, Bạch truật, Đương quy, Cam thảo, Ý dĩ giúp bồi bổ tỳ vị, kích thích ăn uống, chữa vào gốc của bệnh trĩ, do đó điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh, sẽ ngăn ngừa bệnh tái phát.

Trong đó: Hoàng kỳ, Thăng ma, Sài hồ giúp tăng trương lực mạch máu do đó làm co búi trĩ, co mạch máu, điều trị tình trạng mạch máu căng dãn quá mức; Liên tử dùng để cầm máu; Đương quy bổ huyết trong trường hợp chảy máu nhiều do trĩ

Ngoài ra, các vị thuốc trong bài bổ trung ích khí gia giảm còn có tác dụng nhuận tràng chống táo bón, ngăn ngừa yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ.

Theo PGS.TS Mai Tất Tố, bên cạnh việc dùng các vị thuốc điều trị bệnh trĩ cấp tính, điều quan trọng là điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Dù không tránh khỏi liên hoan cũng nên cố gắng ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước sử dụng các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng... tránh tình trạng táo bón kéo dài.

Theo VietNamNet