Định hướng tâm lý cho trẻ ở tuổi dậy thì như thế nào?

Dậy thì là cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ bước sang một giai đoạn mới, lúc này hầu hết các bé đều có những thay đổi rõ ràng về tâm sinh lý. Những vấn đề liên quan đến nhận thức, tình cảm và thái độ của các em cũng thường bị biến đổi trong giai đoạn này. Chính vì thế việc định hướng tâm lý cho trẻ ở tuổi dậy thì là vô cùng quan trọng

Định hướng tâm lý cho trẻ ở tuổi dậy thì như thế nào? Định hướng tâm lý cho trẻ ở tuổi dậy thì như thế nào?

, tuy nhiên đây sẽ là chặng đường gian khó và phức tạp. Nếu như các bậc làm cha mẹ không có phương pháp dạy dỗ con cái phù hợp, sẽ rất khó có thể "đu" theo trẻ và đôi khi điều đó lại mang tác dụng ngược.

Hiểu được tâm lý chung đó, ngay sau đây kính mời quý phụ huynh hãy cùng HoiBenh tham khảo qua bài viết dưới đây. Để từ đó dễ dàng có cho mình những cách định hướng tâm lý đối với trẻ tuổi dậy thì đúng đắn và phù hợp, bố mẹ hãy sẵn sàng trở thành người bạn đồng hành cùng với con yêu trong chặng đường tương lai phía trước ngay từ hôm nay.

Gần gũi với con để định hướng tâm lý cho trẻ

Bước vào tuổi dậy thì, con bạn sẽ có rất nhiều thứ thay đổi. Đó có thể là tâm lý, các vấn đề sinh lý, các mối quan hệ... Và chắc chắn rằng sẽ chẳng có điều gì là suôn sẻ, cho nên các bé luôn cần một người đồng hành có thể ở bên cạnh và san sẻ tất cả. Tuy nhiên có nhiều bố mẹ thường hay suy nghĩ tiêu cực, cho rằng mình không thể giúp được gì cho con. Mà thay vào đó là la rầy và tìm ra khuyết điểm của con để chỉ trích.

Nếu làm như vậy con bạn sẽ bị ảnh hưởng tâm lý rất nhiều, bé sẽ không muốn chia sẻ với bất kỳ ai mỗi khi gặp khó khăn. Hơn nữa, nếu gặp phải kẻ xấu họ sẽ lợi dụng để định hướng tâm lý cho trẻ bằng những suy nghĩ sai trái và đi ngược lại với những gì bố mẹ mong muốn.

vicare.vn-dinh-huong-tam-ly-cho-tre-o-tuoi-day-thi-nhu-the-nao

Việc bên cạnh chia sẻ mọi khúc mắc sẽ giúp việc định hướng tâm lý cho trẻ diễn ra thành công

Tạo cho bé tính tự lập

Giai đoạn dậy thì là lúc bé đang phát triển nhanh chóng, đây là thời gian hình thành nên tư tưởng lẫn tính cách của trẻ vị thành niên. Vì vậy bố mẹ cần chú ý không nên nuông chiều, đáp ứng mọi thứ cho trẻ mà thay vào đó hãy để trẻ tự lập với cuộc sống của chính mình.

Bạn đừng bảo rằng trẻ sẽ tốt hơn nếu như nhận được sự bảo bọc từ cha mẹ, bạn sợ rằng khi để trẻ độc lập con sẽ hư hỏng và đồng nghĩa với việc nổi loạn. Tuy nhiên sự trưởng thành của con cần có sự chuẩn bị chắc chắn, hơn là việc ngoan ngoãn để được bố mẹ chăm lo. Ở tuổi dậy thì, bất cứ là bé trai hay bé gái vẫn cần có cho mình một không gian riêng. Một tâm lý ổn định và suy nghĩ đúng đắn về hành động. Vì bản chất con người không ai là xấu, nên là bậc cha mẹ bạn cần để cho trẻ được tự lập. Thay vì quản lý, kiểm soát con hãy bên cạnh và định hướng cho con trẻ những lúc cần.

vicare.vn-dinh-huong-tam-ly-cho-tre-o-tuoi-day-thi-nhu-the-nao

Hãy để con tự mình làm quen với thế giới bên ngoài, để trẻ tự phân biệt được đúng sai

Bàn bạc với con mỗi khi đưa ra quyết định

Bất cứ đứa trẻ nào cũng cần có sự tôn trọng từ bố mẹ, và chắc chắn con của bạn cũng vậy. Các bé không hề thích sự sắp đặt và quyết định sẵn từ gia đình, rồi bắt buộc trẻ phải thực hiện theo những điều đó.

Dẫu biết rằng là cha mà mẹ, chúng ta luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với con yêu. Nhưng điều đó cũng cần được thông qua ý bé, nếu bạn cho rằng điều mình muốn bé nghe theo là đúng đắn hãy đưa ra những lý do, những cái đúng để thuyết phục trẻ. Đừng dùng sức ảnh hưởng của người lớn để bắt ép con phải chấp nhận, đôi khi nó sẽ phản tác dụng. Đặc biệt là vào giai đoạn này, thì việc định hướng tâm lý cho trẻ là rất quan trọng. Hãy thẳng thắn trao đổi với con, nghe tâm tư và nguyện vọng của trẻ. Từ đó có cách giải quyết thấu tình đạt lý, chỉ như thế trẻ mới cảm thấy thoải mái và nghe theo định hướng từ bố mẹ.

vicare.vn-dinh-huong-tam-ly-cho-tre-o-tuoi-day-thi-nhu-the-nao

Tuyệt đối không nên dùng lời lẽ quát tháo và áp đặt trẻ theo ý của bố mẹ

Mềm nắn rắn buông

Có thể xem đây như một nghệ thuật trong việc định hướng tâm lý cho trẻ ở tuổi dậy thì, tùy vào tính cách và đặc điểm ở mỗi trẻ mà các bậc phụ huynh nên có cho mình những phương pháp giáo dục riêng.

Không phải lúc nào bố mẹ cũng đều cứng rắn, hay cũng mềm mỏng thì các bé sẽ trưởng thành và sống tốt. Bạn phải biết kết hợp giữa hai yếu tố trên thì mới có thể ở bên cạnh và dạy dỗ trẻ nên người. Phải vừa thể hiện tình yêu thương, nhưng đồng thời vẫn phải có sự khuôn phép đối với bé.

Tuy nhiên bố mẹ cũng nên cân nhắc điều này đối với trẻ ở tuổi dậy thì, vì thông thường vào độ tuổi này các bé đều có cho mình những chính kiến và những suy luận riêng. Nên chắc chắn bạn không thể nào ép buộc, hay cứng rắn quá mức. Mà vào những lúc này, hãy thử uyển chuyển để nới lỏng các quy tắc của bạn đối với các con. Nếu như thấy trẻ lạm dụng nó để gây ra những sai phạm thì hẳn thắt chặt chúng trở lại.

vicare.vn-dinh-huong-tam-ly-cho-tre-o-tuoi-day-thi-nhu-the-nao

Hãy thắt chặt nguyên tắc của mình mỗi khi trẻ không nghe lời, thường xuyên vi phạm sai lầm

Việc định hướng tâm lý cho trẻ tuổi dậy thì sẽ có rất nhiều thách thức, các bậc phụ huynh phải đặt vị trí của mình vào con trẻ để có thể hiểu được tâm lý của các bé. Đôi khi bắt buộc bạn phải thay đổi những nguyên tắc của mình đưa ra, để tiếp nhận những suy nghĩ của trẻ. Từ đó có những phương pháp dạy dỗ phù hợp, chứ không nên chủ quan, cảm tính và áp đặt bởi những điều mình đưa ra.