Dinh dưỡng cho sản phụ sinh mổ: Những thực phẩm nên và không nên ăn
Sau khi sinh mổ, vết mổ thường khiến chị em đau đớn và mệt mỏi. Lúc này, một chế độ ăn uống đặc biệt sẽ giúp chị em nhanh chóng liền vết thương và lấy lại sức khỏe. HoiBenh sẽ giới thiệu tới các chị em chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sinh mổ, trong đó sẽ lưu ý những thực phẩm mà chị em nên hoặc không nên ăn để chăm sóc sức khỏe.
Dinh dưỡng cho sản phụ sinh mổ: Những thực phẩm nên và không nên ăn
Sau khi sinh mổ, vết mổ thường khiến chị em đau đớn và mệt mỏi. Lúc này, một chế độ ăn uống đặc biệt sẽ giúp chị em nhanh chóng liền vết thương và lấy lại sức khỏe. HoiBenh sẽ giới thiệu tới các chị em chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sinh mổ, trong đó sẽ lưu ý những thực phẩm mà chị em nên hoặc không nên ăn để chăm sóc sức khỏe.
Những thực phẩm giúp mau khỏe, lợi sữa
Cơ bản mà nói, chế độ ăn khi cho con bú củasản phụ sinh mổ và sinh thường cũng tương đường nhau. Chị em nên ăn những thức ăn tươi, được nấu chín kỹ, có sự cân đối các nhóm thực phẩm, nếu càng đa dạng thì lại càng tốt, ăn những trái cây đã bóc vỏ hoặc đã gọt vỏ. Mỗi bữa ăn hãy thêm một bát cơm với lượng thức ăn tương ứng hoặc uống một cốc sữa là đủ để cung cấp nguyên liệu tạo sữa nuôi em bé.
Nhằm giúp vết mổ mau lành và cung cấp cho cơ thể sản phụ một lượng lớn chất dinh dưỡng cần thiết sau khi sinh, các chị em cần ăn uống có đầy đủ các loại thực phẩm như: cá, trứng, thịt lợn, thịt bò, thịt gà... Bởi đây là những thực phẩm giàu đạm và giàu sắt, giúp vết thương mau lành và phòng chống thiếu máu.
Chị em cũng nên đừng quên uống nhiều nước và cùng bé phơi nắng khi cần thiết. Nếu ăn uống kém, chị em hãy bổ sung đa vitamin và khoáng chất chỉ dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Để phòng chống táo bón, giúp dễ tiêu và cơ thể hấp thụ tốt, chị em nên ăn nhiều rau xanh và trái cây chín bởi nó có chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng. Bệnh cạnh đó, chị em cần uống sữa và các sản phẩm làm từ sữa như: yaourt, phômai... Những sản phẩm này sẽ giúp giúp răng và xương của hai mẹ con chắc khỏe hơn. Chị em cũng cần phải uống nhiều nước như: nước đun sôi, nước canh...
Sau khi sinh, sản dịch sẽ ra rất nhiều, trong giai đoạn này, chị em cũng nên ăn nhiều chất có tác dụng co hồi tử cung, giúp đẩy nhanh chất dịch ứ đọng trong buồng tử cung ra bên ngoài. Các loại tôm là một sự lựa chọn hợp lý. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tôm có những hoạt chất có tác dụng này. Chị em có thể chế biến tôm dưới nhiều món ăn khác nhau kích thích khẩu vị của mình. Để lợi sữa, chị em nên ăn tăng cường các món ăn như cháo móng giò, uống đủ nước...
Những thực phẩm không nên ăn
– Chị em nên kiêng ăn các thực phẩm gây dị ứng. Tùy vào cơ địa mỗi người mà xác định ra thực phẩm gây dị ứng khác nhau. Sau khi sinh, chị em cần phải thử chút ít và để ý tới cơ thể của mình để nhận ra.
– Khi sản phụ sinh mổ thường hay kèm thêm một số bệnh lý khác như: huyết áp cao, đái tháo đường, các bệnh lý ở gan, thận... Do đó, chị em hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn chi tiết hơn.
– Không nên dùng những món ăn có tính hàn như: rau đay, cua. Ngoài ra, chị em cũng không nên ăn quá sớm những thực phẩm có mùi tanh như: cá, ốc - chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, làm vết thương sau khi sinh mổ lâu lành lại.– Sản phụ cũng cần hạn chế những thức ăn có chứa cồn (rượu, bia...), những thứ có tính kích thích (càphê, trà đặc...) hay những thức ăn có mùi vị quá nồng (nhiều hành, tỏi, cari...) để sữa không bị đổi mùi, làm bé không muốn bú.
– Bên cạnh đó, chị em cần phải kiêng đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng bởi không tốt cho quá trình lành sẹo, còn có thể tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi...
– Tránh xa các thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn đặc, rắn bởi sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa sau khi sinh mổ.
– Những thực phẩm lạnh như bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê... chị em nên nhịn ăn sau 40 ngày sau khi sinh mổ để ngăn chặn tác động tiêu cực cho đường tiêu hóa và răng.
Chị em cũng cần lưu ý dinh dưỡng cho sản phụ sinh mổ cần phải bổ sung thêm chế độ ăn ngay sau khi sản phụ sinh con. Lúc đó, trong 6 giờ sau khi sinh thì không nên ăn gì cho đến khi ruột phục hồi thì ăn nhẹ bằng cháo loãng để thúc đẩy nhu động ruột. Sau 1 – 2 ngày thì chị em nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, không có dầu mỡ, sau 3 – 4 ngày thì ăn một chút canh và sau 1 tuần thì chị em có thể ăn uống như bình thường được.