Dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ đặc biệt quan trọng

Giai đoạn này mẹ thường ốm nghén nhiều nhất và thai nhi trong bụng mẹ lúc này mới hình thành nên còn rất yếu. Do vậy chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ đóng vai trò rất lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ đặc biệt quan trọng Dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ đặc biệt quan trọng

Ba tháng đầu mang thai là giai đoạn quan trọng và phức tạp nhất của thai kỳ. Giai đoạn này mẹ thường ốm nghén nhiều nhất và thai nhi trong bụng mẹ lúc này mới hình thành nên còn rất yếu. Do vậy chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ đóng vai trò rất lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi trong suốt cả thai kỳ. Vậy trong 3 tháng đầu thai kỳ các bà bầu nên ăn gì cho thai khỏe cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và chế độ ăn như thế nào phù hợp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng nên ăn gì và không nên ăn gì trong 3 tháng đầu mang thai dưới đây nhé.

1. Ăn như thế nào trong ba tháng đầu mang thai?

Ba tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian mà mẹ bầu dễ bị hiện tượng buồn nôn do ốm nghén nên thường rất chán ăn. Để duy trì mức năng lượng bình thường, mẹ cần chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành 5-6 bữa.

Thực phẩm được lựa chọn trong quá trình này cũng phải chọn những loại xanh, sạch tốt cho mẹ cũng như quá trình chuyển dạ. Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai sẽ là món quà tốt nhất cho bé con sắp chào đời.

2. Thức ăn cần có trong chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ

Ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý cung cấp đủ từ 200 - 300 calo mỗi ngày và chỉ cần tăng thêm 1 - 2,5kg là tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Thai nhi lúc này vẫn còn quá nhỏ nên mẹ bầu chưa cần phải tăng nhiều cân. Mẹ luôn băn khoăn cần ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung những chất sau:

Axit folic

Axit folic là một loại vitamin nhóm B(B9), là dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai nhi. Các mẹ bầu thiếu axit folic dễ gây dị tật ống thần kinh, thai vô sọ, hở đốt sống, tăng nguy cơ dị tật tim, sứt môi, hở hàm ếch...

Nhiều chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo rằng, phụ nữ trước khi có ý định mang thai đã cần thiết bổ sung axit folic trước đó từ 3-4 tháng, hàm lượng cần thiết khoảng 400 mcg acid folic mỗi ngày. Đối với mẹ bầu, trong suốt thời kỳ thai nghén, mức độ cần bổ sung khoảng 400 – 600 mcg axit folic mỗi ngày. Tùy thuộc sức khỏe của từng thai phụ mà bác sỹ kê thuốc uống bổ sung axit folic. Thông thường cách tốt nhất là mẹ tự bổ sung thông qua thức ăn hàng ngày.

Một số thực phẩm giàu axit folic như thịt gia cầm, ngũ cốc, rau có màu xanh đậm, các loại đậu, trái cây họ cam chanh, mì, gan, măng tây, củ cải, bông cải xanh, cải bruxen và rau bina...

Sắt

vicare.vn-dinh-duong-3-thang-dau-thai-ky-body-1

Sắt là khoáng chất vô cùng quan trọng trong việc phát triển não bộ thai nhi, tham gia vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng cho bào thai. Sắt cũng góp phần cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Mẹ mang thai 3 tháng đầu thiếu sắt khiến cơ thể luôn mệt mỏi, da dẻ xanh xao, thai nhi có nguy cơ suy dinh dưỡng, sau này sinh con nhẹ cân hoặc sinh non.

Ngoài việc bổ sung viên sắt theo đơn thuốc của bác sĩ để đủ hàm lượng 40-60mg sắt mỗi ngày cách tốt nhất để bổ sung sắt chính là con đường ăn uống vì sắt hữu cơ sẽ được cơ thể hấp thụ tốt hơn, dễ tiêu hóa.

Mẹ bầu, đặc biệt mang thai 3 tháng đầu nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt như thịt bò, ngũ cốc nguyên cám, rau dền, cải bó xôi...

Để tránh tác dụng phụ của viên sắt nên uống sau bữa ăn 1-2h và giúp sắt hấp thu được tốt nên tăng cường sử dụng những thực phẩm chứa nhiều Vitamin C. Không uống sắt cùng với chè, cà phê vì chất tanin trong chè, cà phê sẽ giảm hấp thu sắt.

Canxi - chất dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ tối quan trọng

Canxi là thành phần chính cấu tạo nên bộ xương và răng, cũng là một yếu tố không thể thiếu tạo nên quá trình đông máu và còn tham gia vào các hoạt động co giãn cơ. Mẹ thiếu canxi thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, chuột rút, thậm chí bị tụt canxi huyết. Sau này sinh con dễ khiến con bị dị tật về xương, thấp lùn hoặc còi xương bẩm sinh.

Có nhiều loại thực phẩm giàu canxi để mẹ bầu bổ sung trong suốt thai kỳ như sữa và các chế phẩm từ sữa, hải sản như cua đồng, tôm, cá. Canxi cũng có nhiều từ nguồn thực vật như vừng, cà rốt...

vicare.vn-vicare.vn-dinh-duong-3-thang-dau-thai-ky-body-2
Sữa là người bạn đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai và cho con bú giúp bổ sung canxi cho răng và xương của mẹ và bé cùng chắc khỏe. (Ảnh minh họa)

Những mẹ mang thai 3 tháng đầu tiên cần bổ sung 800 – 1000mg canxi mỗi ngày. Giai đoạn tiếp theo, hàm lượng canxi bổ sung sẽ tăng dần cho đến sau khi sinh, nuôi con bằng sữa mẹ vẫn thì chị em vẫn phải bổ sung 1500mg canxi mỗi ngày.

Protein

vicare.vn-vicare.vn-dinh-duong-3-thang-dau-thai-ky-body-3

Protein hay còn gọi là chất đạm có vai trò tạo ra các kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể của thai phụ. Đồng thời protein còn giúp vận chuyển oxy trong máu, hình thành cũng như thay thế các mô mới trong cơ thể để cơ thể mẹ bầu có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Phụ nữ mang thai cần khoảng 90g protein mỗi ngày. Những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, cá, trứng sữa... Thực phẩm từ thực vật như ngũ cốc, các loại đậu hoặc các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai... đều rất giàu đạm mà bà bầu cần bổ sung.

Song song với việc bổ sung protein hàng ngày, mẹ bầu nên kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng bởi nếu hấp thụ nhiều protein mà thiếu vận động sẽ khiến mẹ dễ mắc bệnh béo phì.

Vitamin và khoáng chất rất cần cho dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ

vicare.vn-vicare.vn-dinh-duong-3-thang-dau-thai-ky-body-4

Vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây... Không những cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn giúp mẹ tránh được táo bón, rạn da, sạm da rất thường gặp trong thời kỳ mang thai.

  • Vitamin D: Có trong trứng, sữa, cá, sò...và trong cả ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ cần kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Mỗi ngày, mẹ cần phơi nắng trực tiếp khoảng 15 phút vào sớm mai và không nên phơi nắng qua cửa kính.
  • Vitamin C: Vitamin C là “thành viên” không thể thiếu trong quá trình hình thành các mô liên kết ở da, xương, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương của cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, những người có hệ miễn dịch bị suy yếu, vitamin C giúp xây dựng “bức tường” bảo vệ cơ thể chống sự tấn công của các loại vi khuẩn. Ngoài ra, vitamin C còn giúp mẹ bầu hấp thu hiệu quả canxi và sắt trong thực phẩm. Vitamin C có nhiều trong trái cây họ cam quýt, rau có màu xanh kiwi...
vicare.vn-dinh-duong-3-thang-dau-thai-ky-body-4
Rau xanh và trái cây tươi vừa giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng táo bón thai kỳ, vừa bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. (Ảnh minh họa)

3. Những thực phẩm nên tránh chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ

  • Trong quá trình mang thai ba tháng đầu, mẹ cần chú ý thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. Ví như thói quen ăn mặn dẫn đến huyết áp cao, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé.
  • Không nên sử dụng những thực phẩm đã được nhận định gây nguy hiểm đến thai nhi như củ quả mọc mầm(khoai tây, khoai lang đã lên mầm...), các sản phẩm bơ, sữa chưa qua tiệt trùng. Thức ăn ôi thiu, mốc có mùi lạ chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh tác động xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
  • Những loại như đu đủ, dứa, rau ngót, rau răm, mướp đắng có thể làm co bóp tử cung gây động thai, sinh non. Nhãn chứa nhiều glucose làm tăng đường huyết, gây táo bón nổi mụn... mẹ bầu đều cần tránh ăn.
  • Mẹ mang thai ba tháng đầu không nên uống rượu và đồ uống có cồn vì cồn trong bia rượu sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.
  • Phụ nữ mang thai cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Những chất này có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Hơn thế nữa, cafein có thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ mà mẹ bầu nào cũng nên nắm được để chăm sóc cho thai kỳ của mình. Trên tất cả, mẹ nên thăm khám định kỳ để được tư vấn và bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và thai nhi khỏe mạnh, chúc các mẹ bầu mẹ tròn con vuông.

Xem thêm:

  • Khó khăn mẹ thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ
  • Thực đơn bữa sáng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ chồng phải biết
  • Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ
  • Chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong 3 tháng đầu thai kỳ
  • Cẩm nang "tút lại nhan sắc" khi mang thai 3 tháng đầu cực kỳ an toàn