Điều trị viêm VA, có nên nạo VA cho trẻ?

Viêm VA là bệnh lý thường thấy ở trẻ nhỏ, nhiều phụ huynh không khỏi trăn trở về việc điều trị viêm VA và có nên hay không nạo VA cho trẻ? Trong bài viết này HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết về viêm VA.

Điều trị viêm VA, có nên nạo VA cho trẻ? Điều trị viêm VA, có nên nạo VA cho trẻ?

Viêm VA là bệnh lý thường thấy ở trẻ nhỏ, nhiều phụ huynh không khỏi trăn trở về việc điều trị viêm VA và có nên hay không nạo VA cho trẻ? Trong bài viết này, HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết về viêm VA.

VA và viêm VA là gì?

VA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Pháp Végétations Adénoides, là tổ chức các tế bào bạch cầu dày khoảng 4 – 5 mm và xếp hình lá tại đường thở. Khi thở, không khí vào mũi, qua VA rồi mới vào phổi.

Từ lúc mới lọt lòng trẻ đã có VA nhưng do kích thước nhỏ và rất mỏng nên chúng không cản trở đường thở của trẻ khiến việc hô hấp của trẻ diễn ra bình thường. Từ 6 tháng tuổi trở đi, VA sẽ phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể, đến tầm 9 – 10 tuổi VA sẽ teo nhỏ lại và biến mất.

VA có nhiệm vụ là tiếp xúc với vi khuẩn có trong không khí để tiết ra kháng thể tiêu diệt vi khuẩn, ngăn cản chúng xâm nhập vào cơ thể.

Trẻ từ 1 năm tuổi trở đi có khả năng bị viêm VA vì những nguyên nhân sau:

- Ăn đồ quá lạnh hoặc bị nhiễm lạnh.

- Do vi khuẩn, virut có sẵn trong mũi và họng, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng phát triển và trở thành tác nhân gây bệnh.

- Sau khi mắc các bệnh lý đường hô hấp như cúm, sởi, ho,... trẻ có nguy cơ bị viêm VA.

- Khói thuốc lá, không khí ô nhiễm cũng là tác nhân gây bệnh.

- Giang mai bẩm sinh là điều kiện phát triển mạnh mẽ VA gây viêm VA.

- Viêm nhiễm do sự phát triển quá mạnh của tổ chức bạch huyết.

vicare.vn-dieu-tri-viem-va-co-nen-nao-va-cho-tre-body-1

Điều trị viêm VA như thế nào?

Hiện nay có hai cách điều trị viêm VA được sử dụng rộng rãi là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

Điều trị nội khoa:

- Vệ sinh răng miệng, mũi và họng bằng cách xúc miệng cho trẻ sau khi cho trẻ ăn, rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý có tác dụng tốt cho việc vệ sinh mũi họng. Cần thao tác nhẹ nhàng khi thực hiện vệ sinh mũi cho trẻ, thao tác này không khó nhưng cần thực hiện đúng cách vì muic của trẻ dễ bị tổn thương

- Cho trẻ uống nước hoa quả, các loại sinh tố, ăn uống đủ và cân bằng dinh dưỡng kết hợp với sủ dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của nhân viên y tế.

-.Trường hợp trẻ bị viêm VA nhẹ thì không cần dùng kèm thuốc, chỉ cần tập trung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ, nâng cao thể trạng.

Điều trị ngoại khoa: nạo VA.

Có nên nạo VA cho trẻ?

Trừ khi gặp các trường hợp dưới đây thì mới thực hiện nạo VA cho trẻ, các trường hợp khác thì nên tránh nạo VA bởi nhiệm vụ cần thiết của VA đối với cơ thể:

- Bệnh dẫn đến các biến chứng: viêm xoang, viêm thanh quản cấp, viêm amidan, rối loạn tiêu hóa, chậm phát triển.

- VA quá to gây khó khăn cho việc nghe của tai và gây viêm tai giữa.

- VA quá to làm khó thở và thường xuyên gây viêm mũi.

Việc nạo VA cần căn cứ vào nhiều yếu tố như độ tuổi (trẻ trên 3 tuổi mới được chỉ định nạo VA), trẻ tái phát nhiều lần, có thể trẻ lần đầu bị viêm VA nhưng có biến chứng.

vicare.vn-dieu-tri-viem-va-co-nen-nao-va-cho-tre-body-2

Trường hợp trẻ đang mắc cách bệnh dịch hoặc đang trong thời kỳ phát triển của các loại dịch như sốt xuất huyết, cúm,.. thì trẻ không được tiến hành nạo VA vì việc này làm giảm sức đề kháng của trẻ, mũi trẻ trở nhạy cảm hơn lại gặp thời kỳ bệnh dịch, không những trẻ có thể nhiễm bệnh lần nữa mà còn tăng nguy cơ mắc thêm các bệnh dịch này.

Thủ thuật nạo VA khá đơn giản, nhẹ nhàng, có thể tiến hành trong vài phút, không gây hoảng sợ cho trẻ. Sau tiểu phẫu khoảng 3 giờ trẻ có thể về nhà nhưng phụ huynh cũng không nên chủ quan, cần chú ý theo dõi tình trạng của trẻ để tránh trường hợp có biến chứng mặc dù tỉ lệ này rất nhỏ.

Viêm VA nếu không được chữa trị có thể gây nên các biến chứng như: viêm nhiễm đường hô hấp trên, viêm tai giữa cấp, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm amidan cấp, viêm tai giữa tiết dịch, rối loại tiêu hóa, dị dạng sọ mặt, nghẹt mũi và ngừng thở. Chính vì vậy, phụ huynh cần hết sức chú ý diễn tiến bệnh của trẻ.

Địa chỉ thực hiện phương pháp nạo VA uy tín

1. Bệnh viện Tai Mũi họng Trung ương

Địa chỉ khám bệnh: Số 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Điện thoại liên hệ: (024) 3868 6050

Bệnh viện Tai Mũi họng Trung ương là bệnh viện đầu ngành về Tai Mũi họng, có đầy đủ các chuyên khoa từ thăm khám, cấp cứu, điều trị bệnh tai mũi họng người lớn và ở trẻ em...

Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương cũng là nơi tập trung đội ngũ chuyên gia hùng hậu về tai mũi họng hàng đầu cả nước. Cùng với bề dày truyền thống, các trang thiết bị, cơ sở vật chất và đội ngũ con người tài năng, đây là cơ sở uy tín hàng đầu về các bệnh lý Tai Mũi Họng.

vicare.vn-dieu-tri-viem-va-co-nen-nao-va-cho-tre-body-3

2. Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ khám bệnh: Số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Điện thoại liên hệ: 0989171462 – 024.38693731

Phát triển các kĩ thuật cao của chuyên khoa Tai Mũi Họng ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có các phẫu thuật amidan và nạo V.A.

Khoa Tai Mũi Họng đã cấp cứu và xử trí cứu sống nhiều bệnh nhân nặng như áp xe não, viêm màng não do tai, áp xe cạnh cổ, các trường hợp dị vật đường ăn, đường thở. Phối kết hợp chặt chẽ với các viện, khoa trong bệnh viện để giải quyết các bệnh nhân có liên quan đến nhiều chuyên khoa như khoa hồi sức cấp cứu, trung tâm ung bướu, khoa nội tiết đái tháo đường. Thường xuyên trao đổi chuyên môn với các khoa cận lâm sàng như khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa vi sinh, trung tâm giải phẫu bệnh. Phát triển các kĩ thuật cao của chuyên khoa ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới.

Với đội ngũ các bác sĩ và điều dưỡng có trình độ cao, được đào tạo bài bản trong nước và quốc tế, cùng với sự hỗ trợ của các chuyên khoa khác trong bệnh viện, khoa phấn đấu trở thành một trung tâm Tai Mũi Họng hàng đầu của Việt Nam.

3. Phòng khám Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM sơ sở 1

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian làm việc:

  • Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:30 - 16:30
  • Thứ Bảy: 06:30 - 12:0

Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh có chức năng khám và điều trị tất cả các bệnh lý về Tai Mũi Họng. Khoa quy tụ nhiều thầy thuốc là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, những thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao và là giảng viên của Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ đầu ngành về lĩnh vực Tai Mũi Họng trong cả nước. Hiện nay, Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh có 4 phòng khám và 1 phòng nội soi chức năng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người bệnh về Tai Mũi Họng.

vicare.vn-dieu-tri-viem-va-co-nen-nao-va-cho-tre-body-4

4. Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Ngòai chức năng khám, điều trị, bệnh viện còn là cơ sở đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn của bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa tai mũi họng. Bệnh viện phối hợp với trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch phụ trách phần thực hành cho nhiều thế hệ bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Bệnh viện còn chủ động mời các giáo sư, bác sĩ nước ngòai tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm nâng cao chất lượng điều trị.

Điện thoai: 0283 9317 381

Địa chỉ: 155B Trần Quốc Thảo, phường 9, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh