Điều trị viêm phổi ở người già
Viêm phổi là bệnh hô hấp mà nhiều người già với hệ miễn dịch kém thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Các chuyên gia cho biết bệnh viêm phổi gây ra tử vong ở 25% người già lứa tuổi trên 65. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh viêm phổi ở người già?
Điều trị viêm phổi ở người già
Viêm phổi là bệnh hô hấp mà nhiều người già với hệ miễn dịch kém thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Các chuyên gia cho biết bệnh viêm phổi gây ra tử vong ở 25% người già lứa tuổi trên 65. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh viêm phổi ở người già, bệnh có những dấu hiệu nhận biết nào, điều trị viêm phổi ở người già như thế nào và làm sao phòng tránh căn bệnh này ở người cao tuổi?
1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi ở người già
Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị viêm phổi ở người già thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi ở người già.
Ở nước ta có 4 mùa rõ rệt và thường xuất hiện nhiều đợt gió mùa đông bắc thời tiết giá lạnh vào mùa đông và đông xuân. Do đó, nếu như không cẩn thận đề phòng thì người già rất dễ bị mắc bệnh viêm phổi do nhiễm lạnh.
Bên cạnh đó, bệnh viêm phổi thường nặng hơn ở những người trên 65 tuổi có sức đề kháng kém, phổi bị lão hóa. Hơn nữa, phần lớn người già lại gầy yếu, ăn uống kém và ngủ ít. Nhiều người già còn bị các bệnh mạn tính như đái tháo đường hay mắc bệnh lý phải nằm lâu, ngồi lâu, hoặc bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, giãn phế quản, xơ phổi ...
Thủ phạm chính gây ra bệnh viêm phổi ở người cao tuổi là những vi khuẩn và virus sẵn có ở mũi họng. Khi cơ thể người già bị suy yếu vì nhiễm lạnh, sức chống đỡ kém những vi khuẩn, virus này sẽ vào đường hô hấp và gây bệnh.
Ngoài ra, những bệnh mạn tính toàn thân cũng như các bệnh đường hô hấp cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào phổi gây bệnh viêm phổi ở người già.
2. Triệu chứng của bệnh viêm phổi ở người già
Khi bị bệnh viêm phổi thì người cao tuổi thường xuất hiện những triệu chứng sau:
- Người thấy khó chịu và sốt nhẹ từ 37,8 - 38,5 độ C
- Cảm thấy lạnh, rét run
- Người cao tuổi bị ho nhẹ, có thể ho từng tiếng hoặc ho ngắn cũng như ít xuất hiện đờm, thậm chí không nhiều đờm.
- Người cao tuổi có dấu hiệu thở nhanh hoặc khó thở, phải thở gắng sức cũng như hít thở có tiếng ngay cả khi người già nằm nghỉ ngơi.
- Bị đau tức ngực, cảm giác như có vật gì đè nén.
Bệnh viêm phổi ở người già thường có những triệu chứng âm thầm nên rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, chỉ sau 5 - 7 ngày khi bệnh viêm phổi đã biểu hiện rõ rệt thì đã quá muộn, bệnh đã nặng hơn, thậm chí có thể gây biến chứng nguy hiểm. Các biểu hiện khi bệnh đã nặng bao gồm người mệt mỏi li bì, đi tiểu ít hơn, thậm chí nhiều người già còn bị trụy tim mạch, viêm thận cũng như viêm phế quản phổi, áp xe phổi và hôn mê hay urê trong máu cao Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị viêm phổi ở người già sớm.
3. Điều trị viêm phổi ở người già
Việc điều trị viêm phổi ở người già sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh. Với thể nhẹ có thể chữa trị và theo dõi tại nhà, còn với các thể nặng thì người cao tuổi phải được điều trị theo dõi tại viện.
Với những bệnh nhân được điều trị tại nhà thì cần tăng cường uống nước để giúp cho việc thở dễ dàng cũng như nghỉ ngơi, làm những việc nhẹ và sử dụng thuốc hạ sốt nếu bị sốt.
Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu xấu về đường hô hấp như thở dốc, khó thở và lạnh run, sốt liên tục, thở nhanh hay đau ngực, ra nhiều mồ hôi vào ban đêm cũng như sút cân không rõ lý do ... thì cần nhập viện ngay.
Trường hợp viêm phổi do các vi khuẩn cư trú ở răng miệng và họng mũi cũng như các loại phế cầu khuẩn, haemophilus influenzae... thì theo nguyên tắc sẽ dùng kháng sinh sớm, phổ rộng để điều trị.
Trường hợp người bệnh ho nhiều thì các bác sĩ sẽ kê thêm các thuốc giảm ho, khó thở cũng như dùng các thuốc chống khó thở và trợ tim mạch cho bệnh nhân.
4. Phòng tránh bệnh viêm phổi ở người già
Bên cạnh việc điều trị viêm phổi ở người già kịp thời thì người cao tuổi nên biết cách phòng tránh bệnh này. Để phòng tránh bệnh viêm phổi thì người cao tuổi cần tuân thủ những điều sau:
- Có chế độ sinh hoạt hợp lý, không gian ở phải thông thoáng, không hút thuốc
- Những khi trời lạnh, nhiệt độ giảm thấp thì người già cần giữ ấm cũng như tránh tiếp xúc nhiều với không khí lạnh.
- Hàng ngày, các cụ cần uống đủ lượng nước cần thiết, từ 1,5 - 2,0 lít cũng như ăn thêm rau xanh và trái cây.
Người già nên uống đủ nước và ăn nhiều trái cây, rau xanh
- Giữ vệ sinh mũi - họng - miệng, đánh răng và súc họng sau khi ăn cũng như trước và sau khi ngủ dậy.
- Vận động cơ thể phù hợp tùy theo sức khỏe, điều kiện của từng người. Đổi với người bị liệt thì cần được vận động bằng cách nâng dậy rồi xoa bóp các cơ bắp và bụng cũng như hít thở sâu để phục hồi các chức năng của phổi.
- Rửa tay bằng xà phòng sau khi xì mũi hay sau khi đi vệ sinh cũng như trước khi ăn và chuẩn bị thức ăn.
- Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh nhà cửa cũng như những nơi nhiều bụi bẩn nhằm hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn, vi rút gây bệnh.
- Tiêm phòng vắc xin phòng chống cúm và chống phế cầu khuẩn nếu bị bệnh tiểu đường, hen suyễn, tràn dịch phổi, bệnh HIV hay ung thư cũng như các bệnh mạn tính khác.
Xem thêm:
- Cách điều trị bệnh viêm phổi cho trẻ sơ sinh tại nhà
- Viêm phổi ở người già - bệnh cần đặc biệt lưu ý trong mùa đông
- Những biểu hiện viêm phổi ở trẻ và cách phòng tránh cha mẹ cần biết