Điều trị viêm phổi bằng thuốc và các phương pháp dân gian hiệu nghiệm

Viêm phổi là dạng nhiễm trùng hô hấp dưới cấp với những triệu chứng phổ biến nhất là ho có đờm kéo dài. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ tử vong cao. Vậy dấu hiệu đặc trưng của viêm phổi là gì? Cách phòng ngừa và điều trị viêm phổi ra sao? HoiBenh sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về căn bệnh này.

Điều trị viêm phổi bằng thuốc và các phương pháp dân gian hiệu nghiệm Điều trị viêm phổi bằng thuốc và các phương pháp dân gian hiệu nghiệm

Dấu hiệu khi bị viêm phổi

Ho và sự thay đổi về màu sắc đờm: Ho là triệu chứng sớm của viêm phổi, viêm phế quản hay các bệnh phổi khác. Tuy nhiên, với những người bị viêm phổi thì thường sẽ ho húng hắng, ho thành cơn và ho có đờm, có một số trường hợp có thể bị ho khan. Ngoài ra, dấu hiệu bị viêm phổi có thể được phát hiện thông qua màu sắc của đờm: ho có đờm màu xanh, vàng, đờm màu rỉ sắt, đôi khi có mủ mùi hôi và thối.

  • Sốt: Sốt cũng là 1 trong những dấu hiệu cảnh báo cho bạn biết bản thân đang bị bệnh viêm phổi. Sốt có thể thành cơn hoặc là liên tục cả ngày kèm theo rét run, ho nặng. Những trường hợp có sức đề kháng yếu như suy giảm miễn dịch, người già, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mạn tính thường kèm theo sốt cao lên tới 40-41 độ C.
  • Ngoài việc sốt cao, thì người bệnh có thể xuất hiện hiện tượng da nóng ran, đỏ lên, tím môi, tím đầu chi hoặc bị suy hô hấp.
  • Đau tức ngực và khó thở tăng dần: Tùy thuộc vào từng người mà cảm giác đau ngực tại vùng bị tổn thương nhiều hay ít. Kèm theo đó là tình trạng khó thở, thở nhanh nông hoặc co kéo cơ hô hấp.
vicare.vn-phong-ngua-va-dieu-tri-viem-phoi-body-1

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi như: nhiễm trùng đường hô hấp - cảm lạnh, viêm thanh quản, cúm; hút thuốc; bệnh phổi mạn tính; các bệnh nghiêm trọng khác như xơ gan hoặc tiểu đường; suyễn; có hệ miễn dịch yếu; bệnh tim, bị HIV/AIDS hoặc ung thư; trẻ nhỏ hay người lớn tuổi.

Điều trị viêm phổi bằng thuốc

Việc điều trị viêm phổi tùy thuộc vào dạng bệnh và mức độ nghiêm trọng ở bệnh nhân. Bác sĩ thường hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh và có thể thực hiện 1 số xét nghiệm về hình ảnh hay xét nghiệm máu.

  • Nhiều trường hợp thông thường, viêm phổi do nhiễm khuẩn sẽ được chữa bằng thuốc kháng sinh.
  • Trường hợp nhiễm virus, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng thuốc kháng virus
  • Viêm phổi do nhiễm nấm có thể được điều trị bằng thuốc chống nấm. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc thông thường để giảm triệu chứng viêm phổi như giảm đau, hạ sốt và giảm ho.
vicare.vn-phong-ngua-va-dieu-tri-viem-phoi-body-2

Việc nghỉ ngơi và uống nhiều nước giúp đờm và chất nhờn đường thở của bệnh nhân giảm bớt, khiến cho người bệnh dễ thở hơn. Thông thường, bệnh nhân sẽ khỏi trong vòng từ 1-3 tuần.

Nhập viện là cần thiết nếu như có triệu chứng nặng hay bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu hoặc có thêm bệnh khác. Khi nằm viện, bệnh nhân có thể được tiêm thuốc kháng sinh, thở oxy, truyền dịch khi cần thiết.

Điều trị viêm phổi bằng các bài thuốc dân gian tại nhà

Trà gừng

Đây là thức uống tuyệt vời để điều trị bất kỳ chứng rối loạn hô hấp nào, đặc biệt là điều trị viêm phổi, nhờ tính chất chống viêm của nó. Chỉ cần lấy một vài lát gừng tươi bỏ vào 1 chén nước đun sôi đổ ra cốc. Sau đó, bạn thêm một vài lát chanh và một chút mật ong rồi thưởng thức khi còn ấm. Uống thường xuyên hằng ngày sẽ thấy hiệu quả rõ ràng

Nghệ

Các đặc tính dược phẩm của nghệ giúp làm loại bỏ chất nhờn ra khỏi phổi. Nó cũng làm dịu chứng viêm và giúp chống lại nhiễm trùng. Phương pháp trị liệu từ bột nghệ sẽ giúp cho bạn điều trị viêm phổi hiệu quả. Bạn có thể trộn bột nghệ và bột tiêu đen vào cốc sữa ấm sau đó uống hằng ngày để nhanh chóng đẩy lùi viêm phổi.

Trà quế và húng

Húng quế giúp loại bỏ đờm từ ống phế quản và giúp giảm viêm. Còn bột quế chống virut và giúp giảm nhiễm trùng. Trà quế và húng sẽ làm dịu những triệu chứng viêm phổi. Bạn cần chuẩn bị từ 3-4 lá húng tươi và một mảnh quế, hai chén nước. Cách làm là cho lá húng cùng quế vào ấm nước đun sôi. Có thể thêm chút mật ong vào rồi uống ấm

Hạt vừng

Đây là 1 chất loại bỏ đờm tự nhiên và làm sạch đường thở. Thực phẩm này sẽ giúp làm giảm tắc nghẽn trong phổi.

Thành phần hỗn hợp pha nước hạt vừng để uống bao gồm một muỗng canh hạt mè, một muỗng cà phê mật ong và một cốc nước.

Phương pháp: đun hạt vừng trong nước cho đến khi sôi. Sa khi sôi 5 phút, lắc hỗn hợp và thêm mật ong. Uống nước hạt vừng khi đang còn nóng để tác dụng được tốt hơn

Hít hơi nước

Cách này sẽ giúp cho giảm tắc nghẽn và cũng có thể diệt vi khuẩn gây ra bệnh viêm phổi, giảm các triệu chứng ho.

Bạn cần chuẩn bị nước nóng trong 1 cái chậu, vài giọt dầu bạch đàn và 1 chiếc khăn.

Cách làm: Thêm dầu bạch đàn vào trong nước nóng, che kín đầu bằng khăn và để cho hơi nước bốc lên mặt. Lặp lại điều này 2 lần một ngày.

Nước chanh và nước ấm

Chanh rất giàu vitamin C sẽ tăng cường cho hệ miễn dịch và giúp làm chống lại bệnh nhiễm trùng. Nó cũng sẽ giúp loại bỏ đờm ra khỏi phổi và giảm viêm. Do vậy, bạn hãy tích cực uống nước chanh ấm để giảm nguy cơ viêm phổi

vicare.vn-phong-ngua-va-dieu-tri-viem-phoi-body-3

Nước ép cải bó xôi và cà rốt

Nước ép cải bó xôi và cà rốt cung cấp nước cho cơ thể và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, đồng thời hỗ trợ điều trị viêm phổi. Bạn cần lấy từ 5-6 lá rau cải bó xôi và 1 củ cà rốt rửa sạch, gọt vỏ. Cắt cà rốt thành từng miếng rồi cho cả 2 nguyên liệu vào máy xay sinh tố, xay thành nước rồi uống

Phòng ngừa bệnh viêm phổi

Phế cầu khuẩn là vi khuẩn phổ biến dẫn tới viêm phổi. Vậy nên để phòng ngừa viêm phổi, chúng ta cần tiêm vắc xin chống phế cầu khuẩn. Có 2 loại vắc xin phổ biến hiện nay, được chỉ định cho cả người lớn và trẻ em:

  • Vắc-xin phế cầu khuẩn kết hợp (hoặc prevnar hay PCV13) thường là 1 loại trong loạt thuốc chủng ngừa cho trẻ sơ sinh. Thuốc được chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi hoặc là người trên 65 tuổi hoặc trong độ tuổi nói trên nhưng mắc thêm bệnh khác.
  • Vắc-xin phế cầu khuẩn polysaccharide (hoặc Pneumovax hay PPSV23) thường chỉ định cho trẻ em và người lớn dễ có các nguy cơ bị nhiễm phế cầu khuẩn như người hơn 65 tuổi, bệnh nhân đái tháo đường, phổi hay thận mạn tính, bệnh tim, người dùng nhiều rượu và thuốc lá.

Vắc-xin có thể không hoàn toàn bảo vệ người cao tuổi khỏi việc bị viêm phổi nhưng có thể kéo giảm đáng kể các nguy cơ phát triển bệnh này và những nhiễm trùng khác gây ra bởi khuẩn S. Pneumoniae.

Ngoài ra, để phòng ngừa viêm phổi, các bác sĩ khuyên:

  • Cần vệ sinh sạch sẽ nơi ở, tốt nhất là sống trong một môi trường trong sạch và ít khói bụi. Nhà ở phải thông thoáng vào mùa hè, được che kín vào mùa lạnh, tốt nhất là đóng cửa để che bụi. Giữ cơ thể ấm vào mùa đông, đặc biệt là giữ ấm ngực, cổ và 2 bàn chân.
  • Tránh bị nhiễm lạnh đột ngột, nhất là với trẻ em và người già. Khi không cần thiết thì không nên đi ra ngoài vào trời lúc sáng sớm và đêm khuya. Nằm ngủ nên đắp chăn ấm và giường ngủ nên có đệm. Mùa đông không nên tắm nước lạnh, nơi tắm cần phải kín không có gió lùa. Mùa hè không nên để điều hoà nhiệt độ ở mức quá lạnh, không để quạt điện hướng trực tiếp vào người lúc nửa đêm về sáng.
  • Loại bỏ các yếu tố kích thích có hại: không hút thuốc, không uống nhiều rượu... Duy trì chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng và cân đối về chất để có sức giúp phòng chống bệnh. Thường xuyên đều đặn bảo đảm vệ sinh răng miệng. Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn ở tai, mũi và họng để tránh biến chứng viêm phổi. Cần tập thể dục thường xuyên đều đặn, vừa sức và tốt nhất là tập thở sâu theo phương pháp thở bụng.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm phổi mãn tính
  • Chăm sóc tại nhà cho trẻ bị viêm phổi
  • Viêm phổi ở người già - bệnh cần đặc biệt lưu ý trong mùa đông