Điều trị viêm phế quản như thế nào cho hiệu quả?

Viêm phế quản là căn bệnh về đường hô hấp quá quen thuộc với tất cả chúng ta và rất nhiều người mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách điều trị bệnh như thế nào cho hiệu quả? Nhiều người bị bệnh thường tự ý mua thuốc và tự điều trị ở nhà khiến bệnh nhẹ trở nên nặng hơn và chuyển thành viêm phế quản mạn tính.

Điều trị viêm phế quản như thế nào cho hiệu quả? Điều trị viêm phế quản như thế nào cho hiệu quả?

Viêm phế quản là căn bệnh về đường hô hấp quá quen thuộc với tất cả chúng ta và rất nhiều người mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách điều trị viêm phế quản như thế nào cho hiệu quả? Nhiều người bị bệnh thường tự ý mua thuốc và tự điều trị ở nhà khiến bệnh nhẹ trở nên nặng hơn và chuyển thành viêm phế quản mạn tính.

Tìm hiểu bệnh viêm phế quản

Phế quản được cấu tạo như một chiếc ống để không khí có thể qua lại dễ dàng. Viêm phế quản khi niêm mạc của các ống phế quản, đường thở kết nối khí quản đến phổi bị viêm.

Viêm phế quản là bệnh thường gặp và ai cũng có thể bị mắc phải bệnh này. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, mùa đông lạnh. Khi bị bệnh, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng ho kéo dài, có thể kèm theo nhầy lẫn máu, mệt mỏi, khó thở, sốt và tức ngực.

Viêm phế quản được chia thành viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính. Khi viêm phế quản cấp tính (viêm phế quản thông thường) không được chữa trị dứt điểm và kéo dài sẽ gây nên viêm phế quản mạn tính. Viêm phế quản mạn tính có thể tái phát đi, tái phát lại và gây ra các triệu chứng nặng của viêm phế quản cấp tính.

Những yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm phế quản có thể đề cập đến bao gồm: hút thuốc lá; làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, các chất độc hại; trẻ nhỏ và người cao tuổi có nguy cơ mắc viêm phế quản cao hơn những lứa tuổi khác; trào ngược dạ dày; cảm lạnh.

vicare.vn-dieu-tri-viem-phe-quan-nhu-the-nao-cho-hieu-qua-body-1

Hướng dẫn điều trị viêm phế quản hiệu quả

Giảm viêm phế quản tức thời

  • Uống nước ấm: Với những người bị viêm phế quản, uống nước ấm cực kỳ có lợi trong việc giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, xoa dịu cổ họng, long đờm. Bạn có thể uống nước chanh pha mật ong ấm, trà thảo mộc ấm, súp ấm, nước canh ấm hoặc súc miệng bằng nước muối ấm.
  • Nghỉ ngơi: Khi bị bệnh viêm phế quản, bệnh nhân thường bị ho kèm theo sốt và cảm thấy mệt mỏi. Chính vì thế hãy dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, tập thể dục quá nhiều khiến bạn phải thở dốc và không tốt cho đường thở.
  • Chườm nóng lên ngực: Viêm phế quản thường khiến bệnh nhân bị ho, đau tức ngực. Do vậy, chườm một chai nước ấm, túi nhiệt hoặc đặt một khăn ấm lên ngực và tắm nước nóng sẽ giúp bạn xoa dịu những cơn đau tức ngực.
  • Hạn chế và tốt nhất nên tránh tiếp xúc với khói thuốc, bụi bẩn, tác nhân gây kích ứng phổi vì những nhân tố này khiến bệnh nhân ho nhiều hơn, bệnh nhân khó bình phục và làm bệnh trở nặng.
  • Ho cũng là một cách hiệu quả giúp bạn điều trị viêm phế quản. Cơn ho sẽ khiến bệnh nhân khá khó chịu và mệt mỏi nhưng ngược lại nó sẽ giúp đẩy ra bên ngoài cơ thể tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu ho quá nặng, ho thường xuyên đến mức đau rát cổ họng, mất tiếng thì bạn cần đi khám bác sĩ.

Điều trị viêm phế quản tại nhà với nguyên liệu có sẵn trong bếp

Ngay tại nhà, bạn có thể sử dụng những thực phẩm có sẵn trong bếp để điều trị viêm phế quản:

  • Gừng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống viêm, từ đó làm giảm sưng, nóng rát, viêm nhiễm phế quản. Bạn có thể uống trà gừng ấm, hoặc pha bột gừng kết hợp với đinh hương hạt tiêu (uống 3 lần/ngày), hoặc bột gừng
  • Tỏi là một chất kháng khuẩn và có khả năng diệt vi rút vô cùng hiệu quả. Để điều trị bệnh viêm phế quản, bạn dùng 3 tép tỏi rồi đun với sữa, uống trước khi ngủ.
  • Nghệ: Trong điều trị viêm phế quản, nghệ có tác dụng loại bỏ chất nhầy ra khỏi đường hô hấp, làm long đờm. Cách dùng: cho một thìa nghệ vào một ly sữa, đun sôi và uống 2 đến 3 lần/ngày.
  • Dầu bạch đàn có công dụng tan chất nhầy gây tắc nghẽn trong đường hô hấp và trong dầu bạch đàn có tính kháng khuẩn rất tốt giúp điều trị bệnh viêm phế quản. Cách dùng: lấy một vài giọt dầu bạch đàn cho vào một bát nước sôi rồi lấy khăn che để xông hơi. Bên cạnh đó, bạn có thể xoa dầu bạch đàn trực tiếp lên ngực để loại bỏ chất nhầy cũng như cải thiện chức năng hô hấp.
  • Mật ong có công dụng kháng vi rút và kháng khuẩn, do đó có thể xoa dịu cổ họng khi bệnh nhân bị ho quá nhiều. Đồng thời, mật ong cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh và nhanh chóng phục hồi. Mật ong có thể thêm vào khi uống với trà ấm hoặc uống nước chanh mật ong ấm đều tốt cho việc điều trị bệnh.
  • Nước ép hành tây có công dụng ngăn chặn sự tích tụ của chất nhầy, long đờm từ đó hỗ trợ điều trị viêm phế quản hiệu quả. Bạn nên uống nước ép hành tây vào buổi sáng trước khi ăn. Bên cạnh đó, bạn có thể đưa hành tây vào khẩu phần ăn hàng ngày.
vicare.vn-dieu-tri-viem-phe-quan-nhu-the-nao-cho-hieu-qua-body-2

Cần đi viện trong tình huống nào?

Bệnh viêm phế quản có thể tự khỏi sau một tuần nếu bệnh nhân nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp bệnh không thể tự khỏi và gia tăng mức độ theo thời gian. Khi gặp những trường hợp dưới đây, bạn cần đi khám bác sĩ:

  • Ho quá nhiều, ho ra máu, ho đến mức không thể ngủ được.
  • Đờm đặc hơn và nhiều hơn theo thời gian kéo dài của bệnh.
  • Sốt kéo dài.
  • Mệt mỏi, mệt đến mức không thể ho được.
  • Mất tỉnh táo, khó thở.

Xem thêm:

  • Điều trị bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em
  • Thời điểm giao mùa đừng lơ là với bệnh viêm phế quản ở trẻ
  • 12 liệu pháp tự nhiên trị viêm phế quản tại nhà