Điều trị viêm kết mạc cho trẻ

Viêm kết mạc ở trẻ em là một trong những tình trạng bệnh lý gây đỏ mắt do nhiều nguyên nhân gây nên như vi khuẩn, virus, Chlamydia và viêm dị ứng. Bệnh viêm kết mạc ở trẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và học tập của trẻ. Vì vậy, bạn cần tiềm hiểu cách điều trị viêm kết mạc cho trẻ để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng bệnh và có sức khỏe tốt nhất.

Điều trị viêm kết mạc cho trẻ Điều trị viêm kết mạc cho trẻ

Viêm kết mạc ở trẻ em là một trong những tình trạng bệnh lý gây đỏ mắt do nhiều nguyên nhân gây nên như vi khuẩn, virus, Chlamydia và viêm dị ứng. Bệnh viêm kết mạc ở trẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và học tập của trẻ. Vì vậy, bạn cần tiềm hiểu cách điều trị viêm kết mạc cho trẻ để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng bệnh và có sức khỏe tốt nhất. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây.

1. Các thể viêm kết mạc ở trẻ em

Viêm kết mạc được chia ra làm 3 thể chính:

Viêm kết mạc nhiễm khuẩn do virus hay vi khuẩn gây ra

Nguyên nhân gây ra viêm kết mạch cho trẻ thường do virus gây ra là phổ biến nhất. Khi trẻ bị cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn tai thì virus đó cũng sẽ dễ dàng lây nhiễm sang những vùng lân cận gây ra viêm kết mạc ở trẻ. Nguyên nhân do vi khuẩn gây ra ít gặp hơn, bệnh gây tiết dịch màu trắng giống như mủ, mắt đỏ rõ hơn.

Viêm kết mạc kích ứng

Biểu hiện đó là khi trẻ bị một chất kích ứng như bụi hoặc côn trùng bay vào mắt gây đỏ mắt hay như chất clo trong nước máy.

Viêm kết mạc dị ứng

Trẻ bị viêm kết mạc khi có sự tiếp xúc với chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi hữu cơ khiến mắt của trẻ phản ứng bất thường.

Bệnh viêm kết mạc thường gặp ở những trẻ độ tuổi từ 3 tháng trở lên, vì độ tuổi này trẻ thường hay có thói quen dụi tay vào mắt và miệng nhiều hơn, do đó dễ dàng nhiễm vi khuẩn và lây lan bệnh. Khi đến lứa tuổi mẫu giáo, bệnh lại càng phổ biến hơn do sự tiếp xúc nhiều cũng như các mầm mống gây bệnh đến từ các đồ dùng, đồ chơi cá nhân.

vicare.vn-dieu-tri-viem-ket-mac-cho-tre-body-1

2. Dấu hiệu nhận biết phát hiện viêm kết mạc ở trẻ

Cha mẹ có thể phát hiện bệnh viêm kết mạc ở trẻ nhỏ khi bé có các triệu chứng điển hình như:

- Chảy nước nhiều.

- Tiết dịch giống như mủ.

- Khô mắt, lòng trắng mắt bị đỏ.

- Mắt sẽ bị đỏ, chảy nhiều nước mắt và ngứa.

- Ngứa và sưng trên mí mắt.

- Mắt có một lớp vảy cứng đóng lại sau khi ngủ đêm.

3. Điều trị bệnh viêm kết mạc ở trẻ

Để điều trị bệnh viêm kết mạc ở trẻ, bạn biết nguyên nhân gây bệnh và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh ở trẻ.

Viêm kết mạc do Chlamydia

Do một loại vi sinh vật có tên là Chlamydia trachomatis gây nên. Hay gặp ở trẻ sơ sinh. Bạn nên cho trẻ dùng kháng sinh erythromycin (50 mg/kg/ngày, chia 4 lần/ ngày) trong 14 ngày để điều trị viêm kết mạc do Chlamydia. Chỉ điều trị tại chỗ là không hiệu quả vì không loại bỏ được các vi khuẩn trong mũi hầu của trẻ sơ sinh và những vi khuẩn này có thể dẫn đến viêm phổi gây đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của erythromycin toàn thân là khoảng 80% nên thường phải kết hợp với kháng sinh tại chỗ (thuốc mỡ erythromycin) như biện pháp bổ sung.

Viêm kết mạc do lậu cầu

Khi trẻ bị viêm kết mạc do lậu cầu thì bạn nên dùng kháng sinh IV để điều trị bệnh. Nếu bệnh viêm kết mạc do lậu cầu ở trẻ không được điều trị có thể dẫn đến loét giác mạc và mù lòa.

Viêm kết mạc hóa

Khi bị viêm kết mạc hóa thì bạn không nên quá lo lắng vì bệnh thường sẽ tự thuyên giảm các triệu chứng trong 24 – 36 giờ. Nhưng bạn cũng nên theo dõi bé thường xuyên để bắt kịp các triệu chứng bất thường ở trẻ và có biện pháp điều trị kịp thời.

vicare.vn-dieu-tri-viem-ket-mac-cho-tre-body-2

Viêm kết mạc do virus herpes

Trẻ sơ sinh cần được điều trị bằng acyclovir để giảm nguy cơ nhiễm trùng cơ hội toàn thân khi bị viêm kết mạc do virus herpers gây ra. Liều khuyến cáo của thuốc dành cho trẻ là 60 mg/ kg/ ngày IV, chia 3 lần/ ngày trong tối thiểu 14 ngày, có thể kéo dài tới 21 ngày.

Kháng sinh tại chỗ cũng có thể được xem xét nếu có nhiễm khuẩn thứ phát trong các trường hợp dị tật biểu mô.

4. Cách phòng tránh viêm kết mạc cho trẻ

- Cần theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên để nhanh chóng phát hiện những bất thường nhằm có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời.

- Lau sạch mắt trẻ bằng gạc vô trùng tẩm nước muối sinh lý hoặc bằng khăn riêng, khăn này phải được xử lý qua nước đun sôi để nguội, đảm bảo khâu vệ sinh sạch sẽ để trẻ tránh bị bệnh hoặc lây nhiễm bệnh từ người khác.

- Bố mẹ hay bất kỳ ai chạm tay vào trẻ đều phải rửa tay bằng xà bông tiệt trùng, dịu nhẹ trước và sau khi chăm sóc bé.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường thì cần báo ngay với bác sỹ để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.

- Sau khi nhỏ thuốc cho trẻ bạn cần lau phần thuốc bị trào ra khỏi mắt bằng gạc tiệt trùng, tránh không dùng tay chấm vào vùng mắt của bé.

Trên đây là những thông tin hữu ích dành cho các phụ huynh khi chăm sóc trẻ nhỏ. Các mẹ nên lưu ý chăm sóc con hàng ngày, cho con ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để trẻ có sức đề kháng tốt với bệnh. Để tránh làm lây lan bệnh hoặc tái nhiễm khuẩn, hãy thường xuyên rửa tay cho bé và cho bạn, đặc biệt là sau khi lau chùi vùng mắt bị nhiễm khuẩn. Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào nghi con mình bị viêm kết mạc, cách tốt nhất là hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và chỉ định dùng thuốc hợp lý nhất.