Điều trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh đúng cách

Bạn đã biết có những cách nào để điều trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh chưa, hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn.

Điều trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh đúng cách Điều trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh đúng cách

Hôm qua một người bạn của tôi đã gọi điện và hỏi tôi về việc làm sao để điều trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh. Bé nhà bạn ấy 4 tháng tuổi và đã bị tiêu chảy 4 ngày hôm nay. Bé hiện tại đang bú cả sữa mẹ và dùng sữa công thức do mẹ không có nhiều sữa và phải đi làm việc 8 tiếng/ngày. Bạn vô cùng lo lắng và không biết nên làm gì tiếp theo, có người khuyên nên tạm dừng cho bé dùng sữa công thức nhưng bé dùng 3 tháng nay không có hiện tượng gì chỉ gần đây mới bị như vậy.

Chắc hẳn các bà mẹ gặp phải vấn đề này sẽ vô cùng hoang mang nếu trẻ tiêu chảy tới 10 lần một ngày, và nghiêm trọng hơn là bỏ bú. Để tìm hiểu rõ hơn về cách điều trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh, hãy đọc bài viết dưới đây của HoiBenh để tìm hiểu rõ hơn.


điều trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Điều trị đúng cách cho tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là gì?

Điều đầu tiên mẹ bỉm sữa nên hiểu thế nào là tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Tiêu chảy gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe của trẻ, nếu không điều trị kịp thời thì sẽ dẫn tới những hậu quả ra sao? Tiêu chảy là một triệu chứng thường gặp không những ở trẻ sơ sinh mà ở hầu hết các lứa tuổi. Trẻ bị sơ sinh khi bị tiêu chảy sẽ có các biểu hiện như phân lỏng hơn bình thường, đi ngoài nhiều hơn 3 lần một ngày, trẻ quấy khóc, bỏ bú,...

Nếu tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể trẻ mất nước và có thể nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong sơ sinh.

Làm sao để điều trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh đúng cách?

Điều đầu tiên bạn nên xác định đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

- Nhiễm trùng đường ruột, có thể do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Trường hợp này thường do cha mẹ hoặc người chăm sóc pha sữa công thức không hợp vệ sinh, hoặc do bé phơi nhiễm với môi trường bên ngoài đầy mầm bệnh.

- Bé dị ứng với một số thành phần trong sữa công thức.

- Gặp một số vấn đề về đường tiêu hóa: bộ máy tiêu hóa ở trẻ sơ sinh thông thường chưa phát triển hoàn thiện nên có thể gặp một số bất thường gây tiêu chảy hoặc táo bón trong những tháng đầu. Chính vì thế, việc bạn chuyển từ bú sữa mẹ hoàn toàn sang bú sữa công thức cũng có thể gây tiêu chảy.

>>> Xem thêm: Tiêu chảy có nên uống sữa không? Nguyên tắc ăn uống khi bị tiêu chảy
điều trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Điều trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Một số gợi ý về cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

- Hãy cho trẻ bú sữa mẹ như bình thường hoặc nhiều hơn, do trẻ bị tiêu chảy như vậy sẽ bị mất nhiều nước, việc bù nước hoặc dịch cho cơ thể vô cùng cần thiết. Bạn vẫn có thể cho trẻ bú sữa hộp bình thường nhưng nên chia nhỏ thành nhiều lần và pha đúng cách, hợp vệ sinh.

- Cho trẻ uống thêm nước đun sôi để nguội từ 100-200ml hàng ngày, đồng thời theo dõi số lần tiêu chảy của trẻ qua các ngày tăng lên hay giảm xuống. Cho trẻ uống oresol sau mỗi lần đi tiêu chảy (dựa vào cân nặng của trẻ để biết cho trẻ uống với lượng sữa bao nhiêu).

- Mẹ cần ăn uống nhiều rau xanh, các loại thức ăn chứa nhiều vitamin và chất xơ, chất khoáng, uống nhiều nước để cung cấp đủ sữa cho bé bú, và tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cho trẻ. Mẹ cũng cần rửa sạch tay trước khi pha sữa công thức hoặc cho bé bú, trước và sau khi thay tã, cho trẻ đi vệ sinh để đảm bảo không mang vi khuẩn, ký sinh trùng lây sang bé.

- Chú ý các dấu hiệu nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh như trẻ tiêu chảy liên tục 2 ngày không giảm, trẻ quấy khóc không bú sữa mẹ, trẻ đi phân lỏng có lẫn máu, kèm theo sốt cao. Một số dấu hiệu trẻ đang bị mất nước cha mẹ cần quan tâm đó là: lưỡi và môi khô, mắt trũng, khóc thét không có nước mắt...

- Không nên dùng thuốc kháng sinh bừa bãi hay sử dụng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng.

Trên đây là một số cách để điều trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, bạn hãy chú ý khi bé có biểu hiện tiêu chảy kéo dài lâu ngày kèm theo những dấu hiệu trên thì nên cho bé đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

>>> Xem thêm: Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em và cách điều trị