Điều trị sốt siêu vi ở trẻ em như thế nào?

Sốt siêu vi ở trẻ em là chẩn đoán cho tất cả trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi như sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng, rubella,... Bệnh không hiếm gặp nhưng có biểu hiện giống với sốt thông thường nên cha mẹ thường chủ quan, không nhận diện được bệnh nên thường chậm trễ trong khâu điều trị.

Điều trị sốt siêu vi ở trẻ em như thế nào? Điều trị sốt siêu vi ở trẻ em như thế nào?

Sốt siêu vi ở trẻ em là chẩn đoán cho tất cả trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi như sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng, rubella,... Bệnh không hiếm gặp nhưng có biểu hiện giống với sốt thông thường nên cha mẹ thường chủ quan, không nhận diện được bệnh nên thường chậm trễ trong khâu điều trị.

Sốt siêu vi ở trẻ em là gì ?

Sốt siêu vi là thuật ngữ nói tất cả các loại sốt do siêu vi trùng gây nên. Bệnh có đặc trưng là nhiệt độ cơ thể người tăng lên nhanh chóng. Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh nhưng trẻ em là đối tượng phổ biến nhiều hơn cả. Và sốt siêu vi thường gặp nhất là sốt do cảm cúm.

Không phải trẻ em nào bị sốt siêu vi cũng tìm được nguyên nhân. Phần lớn bệnh thường được điều trị qua các triệu chứng lâm sàng từ cơ thể người bệnh.

Những dấu hiệu sốt siêu vi ở trẻ em

vicare.vn-dieu-tri-sot-sieu-vi-o-tre-em-nhu-nao-body-1

Sốt siêu vi ở trẻ có những triệu chứng thường gặp nhất là:

  • Đau nhức cơ thể
  • Sốt trên 39 độ C. Có trường hợp trẻ dưới 6 tuổi sốt trên 39 độ C, 40 độ C thì gây co giật.
  • Trẻ lừ đừ, mệt mỏi, quấy khóc thường xuyên, lạnh tay chân, đau bụng,...
  • Triệu chứng viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, quai bị: Ho, sổ mũi, khàn tiếng, tiêu chảy, nôn ói, viêm hạch, sưng má,...
  • Khi trẻ sốt siêu vi ở ngày thứ 3 - 5 thì có biểu hiện sốt phát ban. Sốt phát ban được chia thành 2 dạng: Nếu do cảm thông thường thì sốt phát ban là dấu hiệu hồi phục, nếu do sốt xuất huyết thì sốt phát ban là dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.

Do đó, phụ huynh không được chủ quan khi trẻ bị sốt siêu vi. Bởi trẻ không được thăm khám và điều trị sớm sẽ biến chứng về đường hô hấp: Viêm phổi, bệnh lý thần kinh, thậm chí tử vong.

Sốt siêu vi ở trẻ kéo dài mấy ngày

Sốt siêu vi may mắn 1 điều là đa số lành tính. Trẻ bị sốt siêu vi kéo dài trong vòng 7 ngày thì khỏi bệnh.

Sốt siêu vi ở trẻ em có lây không?

Sốt siêu vi lây từ người bệnh sang người thường. Do đó, người lớn bị sốt không nên tiếp xúc với trẻ, nhất là trẻ sơ sinh. Đối với trẻ bị sốt thì cha mẹ nên chăm sóc chu đáo, nếu bế đi học thì cho nghỉ, không nên đến nơi đông đúc để tránh lây lan cho người khác.

Sốt siêu vi lây qua 2 con đường: Đường hô hấp và tiêu hóa. thông qua giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi người bệnh. Hoặc dùng chung chén đã, đồ dùng cá nhân của người bệnh cũng rất dễ lây bệnh.

Điều trị bệnh sốt siêu vi ở trẻ em như thế nào ?

Trong dân gian thường truyền tai các kinh nghiệm chữa sốt siêu vi ở trẻ như quấn kín người trẻ, kiêng ăn, cạo gió, cắt lể, nặn chanh vào miệng trẻ để hạ sốt. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên nếu trẻ được chẩn đoán sốt siêu vi thì không nên làm theo kinh nghiệm dân gian vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Điều quan trọng khi điều trị sốt siêu vi cho trẻ là hạ sốt nhanh chóng. Do đó, cha mẹ cần lưu ý 1 số điều sau:

  • Luôn trữ sẵn cặp nhiệt độ. Nếu không có cặp nhiệt độ thì dùng môi mẹ đặt lên trán trẻ, như vậy sẽ cảm nhận được nhiệt độ cơ thể có sự khác biệt.
  • Cặp nhiệt độ chính xác nhất là ở hậu môn, tiếp theo là nách trẻ. Mốc nhiệt độ biết trẻ bị sốt là: ở hậu môn trên 38,5 độ C, nách là trên 37,5 độ .
  • Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C thì cần hạ sốt nhanh. Nếu trẻ nào nhạy cảm, cơ thể bị co giật thì khi thấy bé sốt trên 38 độ cần hạ sốt ngay.

Hiện nay có 2 cách hạ sốt tại nhà, đó là dùng thuốc hạ sốt và lau mát cho cơ thể. Trên thị trường có bán thuốc hạ sốt không gây hại trẻ nhưng cha mẹ cần có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.

Trường hợp trẻ dùng thuốc hạ sốt rồi nhưng vẫn sốt thì nên dùng thêm loại khác, nhưng vẫn phải được bác sĩ chỉ định. Đồng thời, cha mẹ tiếp tục lau mát cơ thể trẻ. Việc lau mát giúp trẻ hạ sốt, cha mẹ thực hiện như sau: Dùng 5 chiếc khăn nhúng vào chậu nước ấm, vắt khô và đắp 2 khăn ở 2 nách, 2 khăn ở bẹn và 1 khăn lau khắp người.

Trẻ đã hạ sốt khi bạn đo lại cặp nhiệt độ còn 37 độ C nhưng cha mẹ có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám cụ thể. Hoặc khi đã dùng các biện pháp hạ sốt nhưng không thuyên giảm, sốt li bì, biếng ăn thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

vicare.vn-dieu-tri-sot-sieu-vi-o-tre-em-nhu-nao-body-2

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà

Việc nâng đỡ thể trạng cho trẻ bên cạnh việc hạ sốt rất quan trọng. Do đó, cha mẹ cần làm trong lúc này là:

  • Cho trẻ uống nhiều nước để hạ nhiệt và mỗi ngày bổ sung lượng nước đủ
  • Vệ sinh các nhân trẻ mà môi trường xung quanh sạch sẽ, tránh bị nhiễm khuẩn

Ngoài ra, những lúc này không nên cho trẻ ăn thức ăn có màu đậm như: Cà rốt, cà chua, nước ngọt, củ dền, socola,... vì chúng ảnh hưởng đến màu sắc phân, khiến cha mẹ nhầm lẫn chứng sốt xuất huyết là đi tiêu phân có máu.

Phòng ngừa sốt siêu vi cho trẻ

Để trẻ không bị sốt siêu vi, cha mẹ nên thực nên các nguyên tắc phòng ngừa sau:

  • Thực hiện chế độ ăn khoa học, hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng: Cơm, cháo, thịt, trứng, rau củ quả, trái cây,... và ăn chín uống sôi.
  • Cho trẻ vui chơi, sinh hoạt hợp lý
  • Giữ vệ sinh cho trẻ và môi trường xung quanh sạch sẽ
  • Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người khi trời lúc mưa lúc nắng
  • Cho trẻ ngủ trong màn, cần diệt muỗi và lăng quăng xung quanh nhà
  • Chích ngừa đầy đủ cho trẻ các bệnh sởi, cúm, viêm não Nhật Bản, quai bị, rubella,...
  • Nếu trẻ ho sổ mũi cần đeo khẩu trang, nếu trẻ bị tay chân miệng cần cách ly 10 ngày và sốt phát ban thì cách ly 5-7 ngày.

Xem thêm:

  • Trẻ bị sốt siêu vi uống thuốc gì?
  • Vì sao các mẹ luôn lo lắng với sốt siêu vi trẻ sơ sinh?