Điều trị sớm viêm mũi dị ứng để không tái phát

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh về đường hô hấp khá phổ biến ở người lớn và trẻ em, hay tái phát và khó điều trị dứt điểm. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng? Triệu chứng của bệnh, cách phòng tránh và chữa trị cho người bị viêm mũi dị ứng? Hãy cùng tham khảo các thông tin sau đây để hiểu rõ hơn về bệnh viêm mũi dị ứng.

Điều trị sớm viêm mũi dị ứng để không tái phát Điều trị sớm viêm mũi dị ứng để không tái phát

Viêm mũi dị ứng là loại bệnh thuộc về chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể chống lại những chất gây dị ứng. Cụ thể, viêm mũi dị ứng chỉ tình trạng lớp niêm mạc bên trong mũi bị dị ứng hoặc bị viêm do một tác nhân nào đó gây ra như thời tiết, khói bụi, phấn hoa, lông động vật, ...Những người thường xuyên sống hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, mẫn cảm với các mùi thơm, lông của các loài động vật, sức đề kháng kém, di truyền, cơ địa mẫn cảm ... thường hay bị viêm mũi dị ứng nhất.Viêm mũi dị ứng thường chia thành 2 kiểu:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa, không thường xuyên
  • Viêm mũi dị ứng kinh niên

1. Nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng

Tùy vào cơ địa mỗi người mà viêm mũi dị ứng xảy ra với từng chất gây dị ứng khác nhau. Một số tác nhân phổ biến dẫn đến viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Khói bụi
  • Nấm mốc
  • Phấn hoa hoặc mùi hương
  • Thời tiết
  • Thuốc lá
  • Lông động vật
vicare.vn-dieu-tri-som-viem-mui-di-ung-de-khong-tai-phat-body-1

2. Triệu chứng cảnh báo của bệnh viêm mũi dị ứng

Biểu hiện của viêm mũi dị ứng tập trung chủ yếu vào cơ quan hô hấp là mũi. Dưới đây là một vài triệu chứng điển hình để bạn nhận biết mình có bị viêm mũi dị ứng hay không nhằm có biện pháp điều trị kịp thời.

  • Hắt hơi, sổ mũi nhiều, thường xuyên khi gặp phải chất gây dị ứng do lớp niêm mạc trong mũi bị kích thích. Nước mũi màu trong hoặc vàng đục thể hiện mức độ bệnh viêm mũi dị ứng nhẹ hay nặng
  • Phát ban, khó thở
  • Hay bị ngứa mũi, đôi khi là ngứa họng
  • Nghẹt mũi liên tục là dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở thể nặng. Có thể nghẹt mũi một bên hoặc hai bên. Kèm theo đó là ù tai, váng đầu do sổ mũi kéo dài.
  • Tai – Mũi – Họng có liên quan mật thiết với nhau nên khi nghẹt mũi phải thở bằng miệng sẽ khiến họng bị khô, viêm họng hoặc ngứa họng.
  • Mũi bị dị ứng khiến tuyến lệ cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến chảy nước mắt
  • Người bị viêm mũi dị ứng gặp nhiều phiền toái nên hay bị mệt mỏi, mắt thâm quầng, ... khiến sức khỏe suy giảm, làm việc không hiệu quả vì khả năng tập trung kém

3. Tại sao cần phải sớm điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng ở thể nhẹ thường chỉ gây khó chịu trong một giai đoạn nhất định và người bệnh vẫn có thể làm việc, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, do chủ quan không quan tâm đến bệnh, về lâu dài viêm mũi dị ứng chuyển thành mãn tính, dẫn đến dị ứng phế quản và có nguy cơ cao gây hen phế quản rất khó điều trị dứt điểm.

Nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng và mức độ của bệnh ở mỗi người là khác nhau. Người bệnh cần tìm hiểu cẩn trọng về tác nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng, cách phòng tránh và điều trị. Điều này nhằm hạn chế tối đa tình trạng bệnh trở nên nặng hơn với những biến chứng khó kiểm soát.

vicare.vn-dieu-tri-som-viem-mui-di-ung-de-khong-tai-phat-body-2

4. Các phương pháp phòng và điều trị viêm mũi dị ứng

Phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng

Cần chú ý hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây viêm mũi dị ứng. Luôn giữ cho môi trường sống xung quanh trong lành, sạch sẽ, không còn ẩm mốc. Không nuôi hoặc hạn chế tiếp xúc với chó, mèo, các động vật thay lông nhiều. Vệ sinh vật dụng cá nhân, chăn, ga, gối, đệm thường xuyên.

Người có cơ địa dễ bị dị ứng cần đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc nơi có nhiều khói, bụi. Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Khi thời tiết thay đổi phải chú ý giữ gìn sức khỏe để không bị cảm lạnh, cảm cúm.

Nhằm tăng cường sức đề kháng, chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục cũng là điều cần được quan tâm. Một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, khả năng hệ miễn dịch tốt sẽ chống lại các virus gây bệnh. Do đó, cần bổ sung thực phẩm giúp tăng miễn dịch, tập thể dục đều đặn, khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng

Xét nghiệm tìm tác nhân gây dị ứng

Đây là việc cần làm đầu tiên nếu muốn phòng tránh và điều trị dứt điểm bệnh viêm mũi dị ứng. Có thể xét nghiệm bằng cách thử máu, da, ... để tìm chính xác chất gây dị ứng viêm mũi.

Dùng thuốc đặc trị

Thuốc kháng histamine: đây là dược phẩm được sử dụng phổ biến trong chữa trị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc mà không có tư vấn và chỉ định, kê toa của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc kháng histamine dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng thường được bào chế theo các dạng: Thuốc nhỏ mắt azelastine (Optivar), levocabastine (Livostin); Viên nang để uống; Thuốc xịt mũi azelastine (Astelin, Astepro); Dung dịch dùng để tiêm; ...

vicare.vn-dieu-tri-som-viem-mui-di-ung-de-khong-tai-phat-body-3

Corticoid dạng xịt mũi, nhỏ mắt hoặc bôi ngoài da khá hiệu quả đối với người bị viêm mũi dị ứng. Thuốc sẽ có tác dụng làm giảm tình trạng dị ứng, giảm viêm ở niêm mạc mũi. Tuy nhiên, corticoid là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khó lường như gây rối loạn chuyển hóa lipid, huyết áp cao, loãng xương, giảm sức đề kháng. Đặc biệt, nếu sử dụng corticoid trong thời gian dài sẽ dẫn đến có nguy cơ cao về teo tuyến thượng thận. Do đó, người bệnh viêm mũi dị ứng tuyệt đối không tự ý mua thuốc mà chỉ dùng khi có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc chống sung huyết: giúp thông mũi, giảm tình trạng tắc mũi, hắt hơi khi bị viêm mũi dị ứng. Thuốc chống sung huyết thường được dùng để nhỏ mũi hoặc xịt mũi để có tác dụng nhanh.

Chích ngừa và nhỏ thuốc dị ứng

Nhằm phòng tránh bệnh tái phát thường xuyên hoặc diễn tiến nặng. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ có khả năng chống lại các chất gây dị ứng, hoặc các triệu chứng cũng suy giảm khi được chích ngừa dị ứng.

Người bệnh viêm mũi dị ứng cần tuân thủ chỉ định của thầy thuốc. Cần kiên trì chữa trị theo liệu trình để bệnh có thể trị khỏi hoàn toàn mà không tái phát.

Xem thêm:

  • Cách điều trị viêm mũi dị ứng dân gian
  • Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì?
  • Chữa viêm mũi dị ứng quanh năm như thế nào?