Điều trị rối loạn lipid máu như thế nào?
Rối loạn lipid máu hiện đang là một căn bệnh khá phổ biến. Đặc biệt khi đời sống và nhu cầu của con người ngày càng tăng cao, căn bệnh này lại càng mang lại nhiều nguy cơ mắc phải cho mọi đối tượng. Vậy cách điều trị rối loạn lipid máu như thế nào luôn là băn khoăn của người trong cuộc. Để giải đáp cho những thắc mắc trên, các bạn có thể theo dõi thêm thông qua
Điều trị rối loạn lipid máu như thế nào?
những thông tin được chia sẻ ngay trong bài viết bên dưới.
Rối loạn lipid máu là gì?
Bệnh rối loạn lipid máu thực chất là tên gọi khác của bệnh rối loạn lượng mỡ trong máu, mỡ máu cao hay máu nhiễm mỡ... Tuy nhiên khi gọi là rối loạn mỡ máu” mà không dùng là “cao, tăng hoặc dư” là vì thực sự có nhiều loại mỡ trong máu mà có một số loại khi tăng là xấu đối với cơ thể. Nhưng có loại lipid máu (như HDL – Cholesterol) có vai trò rất tốt giúp bảo vệ, chống bệnh tật nên càng cao lại càng tốt.
Lipid máu là thành phần chất béo trong máu gồm 2 hợp chất cholesterol và triglyceride. Khi chất béo được chúng ta nạp vào cơ thể, thì cholesterol và triglyceride sẽ được chuyển dưới dạng axit béo và cholesterol tự do tích hợp tại gan.
Điều trị rối loạn lipid máu như thế nào?
Để có thể giảm thiểu tình trạng bệnh tùy vào mức độ nặng nhẹ ở từng người, thì bạn nên có phương pháp điều trị rối loạn lipid máu phù hợp. Một số điểm cần phải lưu ý trong điều trị như:
+ Dinh dưỡng: Người bị rối loạn lipid máu cần phải cân chỉnh lại chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. Nên ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ (khoai tây nướng, việt quất, bông cải xanh...), sử dụng các loại thực phẩm có chứa hàm lượng stanol và stenol thực vật (đậu phụ, dầu thực vật, hạnh nhân...) để làm giảm lượng mỡ trong máu. Đồng thời, trong khẩu phần ăn hằng ngày nên lưu ý sử dụng các thực phẩm như thịt gia cầm, sữa và các loại thực phẩm chứa nhiều nạc; thường xuyên sử dụng ngũ cốc và rau củ tươi xanh giúp tăng cường hàm lượng vitamin cho cơ thể.
Bên cạnh đó, nên cắt giảm những loại thực phẩm chứa nhiều hàm lượng chất béo (có trong phô mai, thịt, sữa, kem nguyên bơ); các loại bơ thực vật, bánh ngọt, bánh nướng; hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ...
+ Sử dụng thuốc trong điều trị: Nhìn chung, rối loạn lipid máu không đe dọa đến tính mạng người bệnh, nhưng đây lại là tiền đề cho các căn bệnh nguy hiểm khác: Nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, đột quỵ...Để giảm thiểu tình trạng lipid trong máu tăng cao, các bác sĩ sẽ thường chỉ định dùng thêm các thuốc giảm lipid máu. Bạn có thể sử dụng thuốc đặc trị hay thực phẩm chức năng để cải thiện tình trạng bệnh của mình. Một số sản phẩm thuốc bạn có thể sử dụng như: Tinh lá sen tươi OB, cholessen, viên tỏi đen OB... Đây là những loại thực phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên nên có tác dụng giảm mỡ máu, lipid máu khá an toàn và hiệu quả.
+ Tập thể dục để giảm hàm lượng lipid trong máu: Tập luyện thường xuyên sẽ có tác dụng tăng HDL, giảm LDL máu, giảm cân, giảm stress, giảm huyết áp, củng cố xương...Một số bài tập bạn có thể tham khảo như đi bộ nhanh, đạp xe, chạy...
Lưu ý khi điều trị rối loạn lipid máu
Với căn bệnh mỡ máu cao này, bên cạnh lối sống sinh hoạt lành mạnh như đã nói thông thường thì người bệnh sẽ phải dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn. Đây chính là điều vô cùng quan trọng, mà mội bệnh nhân cần lưu ý để nhanh chóng khỏi bệnh.
Hiện nay có nhiều loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh rối loạn lipid máu, nhưng có những trường hợp bệnh nhân hay được các bác sĩ cho sử dụng lovastatin. Loại thuốc này thuộc nhóm thuốc statin, có tác dụng làm giảm cholesterol và LDL là chính, giảm nhẹ triglycerid và tăng nhẹ HDL (lipoprotein tỉ trọng cao). Tùy theo hoạt chất và tình trạng của bệnh nhân mà hàm lượng thuốc sẽ được điều chỉnh khác nhau khi dùng.
Khi điều chỉnh liều statin là cần đưa LDL cholesterol của bệnh nhân về mục tiêu cần đạt là giảm ít nhất 30-40% nồng độ LDL cholesterol và giảm trên 50% trong trường hợp phải hạ được LDL cholesterol xuống còn dưới 70mg/dl. Không nên dùng một lượng nhỏ thuốc điều trị vì giảm được ít LDL cholesterol.
Đối với bệnh nhân có rối loạn lipid máu, việc điều trị có hiệu quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn và luyện tập. Cần duy trì cân nặng lý tưởng, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý như giảm lượng chất béo bão hóa (mỡ động vật), dùng chất béo không no thay thế (dầu thực vật)...
Đồng thời giảm bia rượu, tăng rau quả tươi, hạn chế thực phẩm có nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật... (Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hương - suckhoedoisong.vn)
Xem thêm
Chế độ ăn với người rối loạn lipid máu
Thông tin về bệnh mỡ máu cao và những điều cần lưu ý