Điều trị mụn cóc có đau không?
Mụn không nguy hiểm đến sức khỏe , chỉ ảnh hưởng lớn đến yếu tố thẩm mĩ nên người bị mụn thường tìm mọi cách để loại bỏ chúng. Vậy điều trị mụn cóc có đau không?
Điều trị mụn cóc có đau không?
Mụn cóc là một loại mụn lành tính nhưng có khả năng lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ thể hoặc từ người này qua người khác. Mụn không nguy hiểm đến sức khỏe , chỉ ảnh hưởng lớn đến yếu tố thẩm mĩ nên người bị mụn thường tìm mọi cách để loại bỏ chúng. Vậy điều trị mụn cóc có đau không?
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc (hay còn gọi là mụn cơm) hình thành là do virut HPV (Human Papilloma Virus) thông qua các vết trầy xước và thâm nhập vào da. Xuất hiện trên bề mặt da những đốm mụn cứng, có hình tròn và bề mặt sần sùi. Chúng có tông màu giống màu của da và đóng vảy trên bề mặt. Kích thước mụn cóc không đều nhau từ 2 đến vài chục milimet.
Mụn cóc có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể như mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối... Thường gặp nhất là ở lòng bàn tay do bàn tay hoạt động nhiều nên có nhiều vi khuẩn hơn. Có nhiều trường hợp mụn cóc còn xuất hiện ở bộ phận sinh dục.
Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng trẻ em có tỷ lệ cao hơn vì trẻ hiếu động, thường xuyên nghịch ngợm làm trầy sướt chân tay hoặc đi chân đất và thói quen cắn móng tay.
Mụn cóc cũng dễ xuất hiện ở những người bị suy giảm hệ miễn dịch do mắc ung thư máu, lymphoma hay nhiễm HIV.
Các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch dễ bị mụn cóc tấn công
>>> Xem thêm: Bị mụn cóc phải làm sao cho nhanh hết?
Điều trị mụn cóc có đau không?
Những người mắc bệnh này rất nóng lòng trong việc tìm cách loại bỏ những đốm mụn xấu xí ra ngoài da. Tuy nhiên, họ cũng rất lo lắng không biết điều trị mụn cóc có đau không?
Người bị mụn cóc sẽ có cảm giác đau hay tạo vướng cộm rất khó chịu ở vị trí lòng bàn chân, gót chân. Mụn cóc ở quanh móng chân có thể làm nứt nẻ và đau ngón chân.
Hiện nay, công nghệ thẩm mĩ phát triển nên việc điều trị mụn cóc bằng Laser trở nên phổ biến hơn. Nhưng nhiều người vẫn còn e ngại trị mụn cóc có đau không? Câu trả lời của các bác sĩ da liễu là người bị mụn cóc không nên lo lắng. Bởi công nghệ Laser rất an toàn cho da. Trong suốt thời gian điều trị cũng không gây đau đớn cho người bệnh, sau điều trị không để lại sẹo hay biến chứng nguy hiểm.
Công nghệ điều trị mụn cóc bằng Laser là công nghệ hàng đầu được ứng dụng tại các nước phát triển. Các tia Laser xuyên thấu vào rễ của vết mụn cóc và loại bỏ chúng hoàn toàn. Laser CO2 còn kích thích các tế bào phát triển, thúc đẩy sản sinh collagen để làm phục hồi da nhanh chóng, da đều màu
Bên cạnh phương pháp trị mụn cóc tiên tiến, HoiBenh xin chia sẻ các phương pháp dân gian hiệu quả ngay tại nhà
>>> Xem thêm: Cách trị mụn cóc hiệu quả đơn giản tại nhà
Phương pháp dân gian điều trị mụn cóc
- Điều trị mụn cóc bằng lá tía tô:
Lá tía tô có vị cay ngọt, giàu vitamin A và C, giàu hàm lượng Ca, Fe. Chỉ cần một nắm lá tía tô giã nát, đắp vào vết mụn cóc. Sau 15 phút rửa sạch bằng nước, tuyệt đối không cạy mụn làm dịch mụn lây sang vùng da khác.
Thời gian: 2 lần một ngày, duy trì trong vòng 1 tháng để có được kết quả.
- Điều trị mụn cóc bằng nhựa chuối xanh:
Chuối xanh (chuối tiêu) tước vỏ chuối để nguyên nhựa chuối chà xát mạnh lên vùng mụn cóc, mỗi lần dùng một quả. Điều trị mụn cóc bằng nhựa chuối xanh ban đầu thấy xót, nhưng khoảng 2 - 3 ngày vết thương khô, mụn cóc co bé lại.
- Điều trị mụn cóc bằng giấm táo
Giấm táo có hợp chất Axit malic và Lactic giúp làm mềm mụn cóc. Trước tiên dùng miếng bông gòn ngâm vào nước giấm táo nguyên chất, sau đó đắp vào mụn cóc trong vòng 15 phút. Làm 3 lần trong ngày, vết mụn chuyển dần sang màu đen, thâm lại và bong vảy, tự rơi ra.
Ưu điểm của các phương pháp này là đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên tốt rất nhiều thời gian và không có khả năng điều trị bệnh.