Điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ đúng cách
Điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ đúng cách tại nhà giúp các mẹ chăm sóc con yêu của mình một cách hoàn hảo nhất. Bệnh tiêu chảy không hề nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị hiệu quả an toàn và nhanh chóng thì vẫn nguy hiểm dẫn đến tử vong do bị mất nước và muối trong cơ thể.
Điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ đúng cách
Điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ đúng cách tại nhà giúp các mẹ chăm sóc con yêu của mình một cách hoàn hảo nhất. Bệnh tiêu chảy không hề nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị hiệu quả an toàn và nhanh chóng thì vẫn nguy hiểm dẫn đến tử vong do bị mất nước và muối trong cơ thể.
Cách nhận biết bệnh tiêu chảy ở trẻ
Khi bé bị tiêu chảy thường có những dấu hiệu sớm như ăn kém, bỏ ăn, đầy bụng, nôn, những biểu hiện này kéo dài 3 – 6 giờ trước khi tiêu chảy (bé bị tiêu chảy dạng phân lỏng, hoặc phân nước có máu). Thời điểm này, điều quan trọng nhất là mẹ cần để ý sát sao các triệu chứng để phát hiện các dấu hiệu mất nước và mất muối ở bé.
Trẻ chưa bị mất nước thì bé vẫn thấy tỉnh táo, không khát nước và da dẻ vẫn mịn màng.
Trẻ đến giai đoạn mất nước bé thường hay quấy khóc, khát nước, thóp lõm, mắt trũng và da nhăn.
Khi bé bị mất nước nặng sẽ dẫn đến hôn mê, không uống được nước, chân tay lạnh, thóp lõm, da nhăn.
Biến chứng của bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Trẻ mắc tiêu chảy kéo dài thường có những biểu hiện của mất nước điện giải nghiêm trọng. Trẻ rất dễ lâm vào tình trạng vật vã, khó chịu hoặc hôn mê, li bì hoặc khó đánh thức, mắt trũng xuống, trẻ có thể háo hức uống nước hoặc có thể không uống được hoặc uống kém, nếp véo da mất rất chậm.
Tiêu chảy kéo dài được coi như là một bệnh dinh dưỡng, liên quan chặt chẽ với tình trạng suy dinh dưỡng và cũng là nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng.
Hậu quả tiêu chảy kéo dài trẻ em có nhiều khả năng ảnh hưởng tới sự hấp thụ của trẻ đối với chất dinh dưỡng và các mô nào đó trong cơ thể. Điều này khiến cơ thể trẻ gầy gò, da nhăn nheo, không còn độ nẩy, sức đề kháng giảm, dễ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bình thường của trẻ.
Một số trường hợp nặng hơn, bệnh tiêu chảy ở trẻ còn có nguy cơ cao thiếu vitamin nhóm tan trong dầu, mỡ (A, D, E, K) dẫn đến tình trạng khô mắt, còi xương, xuất huyết, gây đục, mềm giác mạc, nghiêm trọng hơn sẽ bị thủng hoặc mù.
Tiêu chảy kéo dài do nhiễm trùng nặng mà không được điều trị kịp thời còn dẫn đến khả năng trẻ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn phối hợp như: Viêm tai giữa, viêm VA mãn, hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết,...Vì thế, việc chữa đi ngoài cho trẻ cần được thực hiện sớm.
Phương pháp điều trị tiêu chảy ở trẻ
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với đa số trẻ mắc tiêu chảy kéo dài. Do đó, cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng đối với trẻ được biểu hiện bằng sự tăng cân khi tiêu chảy dừng. Điều trị dinh dưỡng nhằm mục đích:
Giảm tạm thời lượng sữa động vật hoặc đường lactose trong sữa trong chế độ ăn hàng ngày.
Cung cấp đầy đủ năng lượng cho trẻ, các protein, vitamin và các yếu tố vi lượng để giúp phục hồi tổn thương ở niêm mạc ruột và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng toàn thân cho trẻ.
Cho trẻ tránh các loại thức ăn và đồ uống làm tiêu chảy trầm trọng hơn.
Cần đảm bảo nhu cầu thức ăn cho trẻ trong giai đoạn phục hồi để điều trị tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.
Điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 6 tháng
Nếu có mất nước và điện giải cần phải đi bệnh viện, đồng thời:
Cần cho trẻ tiếp tục bú mẹ, tránh để mẹ kiêng khem quá mức
Trẻ ăn sữa động vật cần thay thế bằng loại sữa không có đường lactose, đường lactose đã lên men hoặc các sản phẩm không có sữa
Điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ lớn hơn
Hướng dẫn cho trẻ ăn trong 5 ngày
Tiếp tục bú sữa mẹ.
Hòa loãng sữa động vật bằng một lượng nước cháo mục đích làm giảm 50% nồng độ đường lactose hoặc cho trẻ ăn sữa đã lên men trở thành acid lactic.
Bữa ăn cần cung cấp năng lượng cho trẻ, thức ăn được chế biến từ nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương và phù hợp với thói quen của trẻ.
Tránh các loại thức ăn có nông độ thẩm thấu cao như cho quá nhiều đường, cac loại nước giải khát công nghiệp làm tăng tiêu chảy.
Chia làm nhiều bữa, ít nhất là 6 bữa một ngày
Sau 5 ngày nếu tiêu chảy đã cầm:
Tiếp tục cho thức ăn trên 1 tuần nữa sau đó cho trẻ ăn lại từ từ sữa động vật trong nhiều ngày và trở về ăn sữa động vật bình thường theo lứa tuổi của trẻ.
Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, tiếp tục cho ăn thêm tới khi cân nặng, chiều cao trẻ trở lại bình thường.
Nếu tiêu chảy chưa cầm cần gửi trẻ đi bệnh viện điều trị bằng các chế độ ăn thích hợp.
Bù nước và điện giải: Nếu trẻ mắc tiêu chảy kéo dài cha mẹ cần chú ý phải bù nước và chất điện giải bằng đường uống cho trẻ. Nếu trẻ bị nặng cần được bù nước bằng đường tĩnh mạch, trẻ cần được bù nước và điện giải ổn định trước khi tiến hành điều trị dinh dưỡng.
Cung cấp vitamin: Sau đợt tiêu chảy cung cấp cho trẻ các vitamin như nhóm B, C, A, D, E, K và các yếu tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, selen, acid folic.
Chế độ dinh dưỡng thích hợp đóng vai trò quan trọng đối trong điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ kéo dài, đồng thời có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi sớm niêm mạc ruột. Các bậc phụ huynh phải luôn chú ý tới trẻ để có cách chữa trị kịp thời, hiệu quả và nhanh chóng nhất.