Điều trị bệnh quai bị ở người lớn cần lưu ý gì?

Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng hơn và nếu không được phát hiện điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như vô sinh...

Điều trị bệnh quai bị ở người lớn cần lưu ý gì? Điều trị bệnh quai bị ở người lớn cần lưu ý gì?

Bệnh Quai bị (còn gọi là Mumps Parotitis epidemica, Viêm tuyến nước bọt mang tai dịch tễ, Viêm tuyến nước bọt mang tai do virus quai bị, Má chàm bàm)

bệnh quai bị Tuyến nước bọt sưng khi bị bệnh quai bị.

Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus quai bị (virus thuộc nhóm Paramyxo) gây ra, làm sưng đau các tuyến mang tai (các tuyến nước bọt nằm giữa tai và hàm). Virus này có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn, buồng trứng, tuyến tụy, vú, não và màng não.

Đối tượng nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. Tuy nhiên, ít gặp quai bị ở trẻ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu nếu mẹ đã từng mắc bệnh quai bị.

Sau 2 tuổi, tần suất bệnh tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 10-19 và 80% bệnh xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm ngừa trước đó. Khoảng 10% người trưởng thành có nguy cơ bị bệnh.

vicare.vn-chua-benh-quai-bi-o-nguoi-lon-can-luu-y-gi-2

Con đường lây nhiễm bệnh quai bị

Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt, hoặc các chất tiết mũi họng của người bệnh được văng ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Người bị bệnh quai bị có thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai. Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai.

>>> Xem thêm: Bệnh quai bị có dễ lây không và phải phòng tránh như thế nào?

Triệu chứng bệnh quai bị thường gặp

Sau khi tiếp xúc với vi-rút quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh sẽ sốt, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, 2-3 ngày sau có đau mặt, sưng tuyến mang tai, sưng thái dương, hàm.

Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày. Cũng có khoảng 25% người bị nhiễm vi-rút quai bị mà không có triệu chứng bệnh lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết.

Bệnh quai bị ở người lớn

Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em.

Bệnh quai bị ở phụ nữ có thai: Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng. Bị quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Các biến chứng có thể bao gồm: Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy, đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp, các tổn thương thần kinh như viêm não vô sinh, mất thính giác, viêm não, thậm chí tử vong tuy hiếm.

Phòng và điều trị bệnh quai bị

Bệnh quai bị nên lưu ý: Đối với mọi bệnh nhân: Cách ly bệnh nhân 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng paracetamol.

Trường hợp viêm tinh hoàn: Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động.

Dùng corticoid đúng liều, quan trọng nhất là dùng liều lớn khi khởi đầu (60mg Prednisolon), sau đó giảm dần trong 7-10 ngày. Phẫu thuật giải áp khi tinh hoàn bị chèn ép nhiều.

Tiêm chủng vắc-xin MMR (sởi, quai bị, Rubella) có thể ngăn ngừa bệnh.

Vaccin phòng bệnh quai bị có tác dụng kích thích cho trẻ em sản sinh kháng thể kháng quai bị kháng thể đạt mức độ cao nhất sau khi tiêm chủng 6 – 7 tuần. Số lần tiêm: Nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 khi trẻ từ 4-12 tuổi. Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi lần 2 từ 4-12 tuổi.

Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị.

Trong trường hợp không có chống chỉ định, vaccin cần được tiêm không quá 72 giờ kể từ khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Phòng bệnh quai bị thụ động với globulin miễn dịch, dùng cho người tiếp xúc với virus quai bị mà chưa được tiêm vaccin trước đó.

Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Bệnh của HoiBenh.

>>> Xem thêm: Cách điều trị quai bị an toàn bạn nên ghi nhớ