Điều trị bệnh giãn phế quản

Giãn phế quản là bệnh hô hấp thường gặp, nhất là trong mùa lạnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy điều trị bệnh giãn phế quản như thế nào? Nguyên nhân nào gây ra giãn phế quản. Để giúp các bạn hiểu rõ về bệnh giãn phế quản, HoiBenh sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về giãn phế quản và cách điều trị.

Điều trị bệnh giãn phế quản Điều trị bệnh giãn phế quản

Giãn phế quản là bệnh hô hấp thường gặp, nhất là trong mùa lạnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy điều trị bệnh giãn phế quản như thế nào? Nguyên nhân nào gây ra giãn phế quản. Để giúp các bạn hiểu rõ về bệnh giãn phế quản, HoiBenh sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về giãn phế quản và cách điều trị.

1. Nguyên nhân nào dẫn đến giãn phế quản

Cũng giống như các bệnh phổi khác, giãn phế quản chiếm tỷ lệ người mắc phải khá cao. Có hai loại giãn phế quản là: giãn phế quản mắc phải và giãn phế quản bẩm sinh. Trong đó giãn phế quản mắc phải chiếm tới 90% người được chẩn đoán bị bệnh giãn phế quản và là một trong những bệnh về phổi nguy hiểm chiếm tỷ lệ tử vong nhiều nhất.

Nguyên nhân gây nên dạng bệnh lý này hầu hết là do:

+ Bệnh nhân đã mắc một bệnh nào đó về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, xoang, viêm mũi,...

+ Do nhiễm virus (Herpes), vi khuẩn (H.influenzae, M.catarrhalis, vi khuẩn lao hoặc vi nấm).

+ Bị xơ hóa phổi gây nên xơ hóa phế quản làm chít hẹp phế quản, cản trở hô hấp từ đó phế quản bị giãn ra.

+ Bên cạnh đó, lao hạch, polyp phế quản hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại, nghiện thuốc lá, thuốc lào cũng gây tổn thương niêm mạc hô hấp gây giãn phế quản.

2. Triệu chứng bệnh giãn phế quản

Hội chứng giãn phế quản thường có các biểu hiện sau:

- Khạc đờm: đây là dấu hiệu chẩn đoán điển hình. Người bị giãn phế quản khạc đờm rất nhiều, có thể tới 500ml/ngày, có trường hợp lên đến 1 lít/ngày. Đờm có màu đục như mủ, màu xanh, vàng, có mùi hôi thối. Khi để đờm lắng xuống có thể thấy 3 lớp rõ rệt: lớp trên cùng là lớp bọt, giữa là nhầy mủ, dưới là mủ đục.

- Ho ra máu: ho có đờm, máu. Lượng máu có thể dưới 50ml hoặc >200ml.

vicare.vn-dieu-tri-benh-gian-phe-quan-1

- Khó thở: Đây là dấu hiệu thường gặp, người bệnh khó thở, thở cò cứ, dễ gây nhầm lẫn với hen suyễn.

- Đau ngực: biểu hiện cho thấy bị nhiễm khuẩn phổi ở vùng giãn phế quản.

- Khi khám phổi, dùng ống nghe có thể nghe thấy nhiều tiếng nổ lép bép vùng giãn phế quản.

3. Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh

Giãn phế quản có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải, trong đó bệnh mắc phải là phổ biến, nhưng có thể phòng tránh được. Bệnh giãn phế quản mắc phải có hai thể khu trú và lan tỏa. Thể khu trú do phế quản bị hẹp một phần gây nên sự ứ dịch tiết nên dễ nhiễm khuẩn và làm cho phế quản bị giãn ra. Các bệnh gây hẹp phế quản là khối u lành tính hoặc ác tính, dị vật đường thở; lao sơ nhiễm, áp xe phổi... Thể lan tỏa thường do di chứng của các bệnh: sởi, ho gà, nhiễm Arbovirus.

Đặc biệt có một bệnh hiếm gặp là bệnh xơ tụy tạng nhầy kén, làm rối loạn tiết dịch gây nên nhiễm khuẩn tái phát dẫn đến giãn phế quản rất nặng, suy hô hấp mạn, bệnh nhân thường tử vong trước tuổi trưởng thành.

- Giãn phế quản do hoá chất: người làm việc lâu ngày với các hoá chất bay hơi, hít phải hóa chất vào đường hô hấp, chúng gây kích thích, tăng tiết và tổn thương cấu trúc thành phế quản, gây ho và tăng áp lực trong lòng phế quản dẫn tới giãn phế quản.

- Giãn phế quản bẩm sinh: có thể gặp trong bệnh đa kén phổi, thường phối hợp với đa kén thận, tụy và gan; Suy giảm miễn dịch thể dịch toàn thể.

- Suy giảm miễn dịch tế bào: gặp trong hội chứng Kartagener, giãn phế quản phối hợp với đảo phủ tạng và viêm xoang sàng, xoang hang.

vicare.vn-dieu-tri-benh-gian-phe-quan-2

4. Điều trị bệnh giãn phế quản

Dùng kháng sinh mỗi khi có đợt bội nhiễm của giãn phế quản

Các tiêu chí đánh giá đợt bội nhiễm của giãn phế quản bao gồm:

– Ho khạc đờm tăng

– Khạc đờm mủ, màu xanh, hoặc màu vàng

– Bệnh nhân giãn phế quản có hội chứng nhiễm trùng rõ sau khi đã loại trừ nhiễm trùng do căn nguyên khác

Những trường hợp không có các dấu hiệu nêu trên, nhưng có ho máu cũng có thể dùng kháng sinh. Thời gian dùng kháng sinh thường từ 10-15 ngày. Những trường hợp giãn phế quản rất nặng, thời gian dùng kháng sinh có thể kéo dài hơn, thậm chí tới 1 tháng.

Dẫn lưu đờm

Là liệu pháp điều trị rất quan trọng, có thể coi có tầm quan trọng như dùng kháng sinh, nhưng bệnh nhân lại hầu như không mất tiền. Các biện pháp dẫn lưu đờm thường hay dùng bao gồm:

- Hướng dẫn cho bệnh nhân cách ho, khạc đờm sâu và vỗ rung lồng ngực, kết hợp dẫn lưu tư thế hàng ngày. Tùy theo vị trí giãn phế quản mà lựa chọn tư thế cho phù hợp với nguyên tắc vùng giãn phế quản được đặt ở vị trí cao nhất. Vùng giãn phế quản ở phía sau: bệnh nhân được đặt nằm xấp, vùng giãn phế quản ở phía trước: bệnh nhân được đặt nằm ngửa... Sau đó dùng hai bàn tay khum lại, vỗ đều vào ngực bệnh nhân. Kết hợp rung và lắc ngực. Mỗi lần làm kéo dài 15-20 phút, ngày làm từ 2-3 lần. Việc vỗ rung và dẫn lưu tư thế tiếp tục được duy trì tại nhà cho bệnh nhân. Nên đóng ghế vỗ rung để việc vỗ rung.

- Soi phế quản ống mềm nếu có. Trong quá trình soi tiến hành hút dịch phế quản làm xét nghiệm vi sinh vật, bơm rửa lòng phế quản, giải phóng đờm mủ bít tắc.

Nếu có hội chứng xoang phế quản

Hội chứng xoang phế quản tức là bệnh nhân giãn phế quản có kèm và viêm đa xoang mạn tính. Có thể cho bệnh nhân uống erythromycine 10 mg/kg/ngày, chia 2 lần, kéo dài từ 6 – 24 tháng nếu bệnh nhân không bị các tác dụng phụ của thuốc. Không dùng đồng thời với Theophyllin hoặc các thuốc cùng nhóm xanthin do gây xoắn đỉnh.

Các thuốc dùng khi khó thở, phổi có ran rít,...

vicare.vn-dieu-tri-benh-gian-phe-quan-3

Khi bệnh nhân có khó thở, nghe phổi có ran rít, ngáy, bệnh nhân thường được dùng thêm các thuốc giãn phế quản dùng đường uống hoặc khí dung hoặc kết hợp cả hai. Các thuốc có thể được dùng bao gồm: salbutamol, terbutaline, thuốc kháng cholinergic, theophylline, bambuterol...

Khi bệnh nhân có ho máu

Bệnh nhân thường được dùng kháng sinh, dùng thuốc cầm máu, an thần. Trường hợp ho máu nặng, bệnh nhân có thể cần được thở oxy, đặt nội khí quản hoặc nội soi phế quản để hút máu đọng. Truyền máu khi có thiếu máu. Những trường hợp ho máu không điều trị hiệu quả với thuốc cần được chỉ định chụp động mạch phế quản và xét nút tắc động mạch phế quản gây chảy máu.

Phẫu thuật

Chỉ định cắt phân thuỳ, thuỳ hoặc cả bên phổi cho những trường hợp giãn phế quản khu trú; giãn phế quản có ho máu nặng hoặc ho máu tái phát.