Điếc nghề nghiệp - hiểm họa từ tiếng ồn, làm sao để phòng tránh?
Điếc nghề nghiệp là bệnh thường gặp và có tỷ lệ mắc phải cao thứ hai trong số các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm Việt Nam hỗ trợ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn vượt quá mức tiêu chuẩn trong môi trường lao động. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh điếc sẽ tiến trển nặng dần và gây điếc vĩnh viễn.
Điếc nghề nghiệp - hiểm họa từ tiếng ồn, làm sao để phòng tránh?
Để giúp bạn đọc hiểu rõ về căn bệnh này cũng như cách phòng tránh, HoiBenh đã có cuộc phỏng vấn với bác sĩ Bùi Văn Hòa, người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong chuyên khoa Tai - Mũi - Họng.
6 câu hỏi đáp về bệnh điếc và cách phòng ngừa
Câu 1
Xin chào bác sĩ!
Hiện nay, bệnh điếc là một bệnh khá phổ biến, không chỉ gặp ở người cao tuổi mà ở cả những người đang trong độ tuổi lao động, điển hình là bệnh điếc nghề nghiệp. Vậy bác sĩ có thể cho biết, trong môi trường lao động như thế nào thì người lao động có nguy cơ bị điếc?
Bác sĩ Hòa: Điếc nghề nghiệp là tình trạng chấn thương âm thanh ở tai do tiếng ồn ở môi trường lao động đạt đến mức gây hại (>= 85 dBA), tác động trong một thời gian dài (trên 3 tháng) gây nên những tổn thương không hồi phục ở những tế bào thần kinh tai trong (cơ quan Corti).
Tất cả các công nhân viên làm việc trong các nhà máy, công trường, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất có tiếng động lớn đều có nguy cơ bị điếc nghề nghiệp, đặc biệt là các công việc như: làm việc tại sân bay; luyện, cán thép; khai khoáng, mỏ; dệt, may; xây dựng; cơ khí, huấn luyện bắn súng; bộ đội tăng tiết giáp, pháo binh...
Câu 2
Thưa bác sĩ, tiếng ồn trong công việc và cuộc sống hàng ngày tiềm ẩn những tác hại như thế nào?
Bác sĩ Hòa: Tiếng ồn có nhiều tác động xấu đối với sức khỏe con người và hạ thấp chất lượng cuộc sống của xã hội, tác động lâu dài của tiếng ồn có thể gây ra những rối loạn cơ thể, gồm: giảm thính lực, làm trầm trọng thêm các bệnh tim mạch và cao huyết áp, các bệnh đường tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, nhược dương, giảm ham muốn tình dục, suy giảm chức năng miễn dịch, dị dạng thai nhi...
Câu 3
Như đã biết, tiếng ồn có thể gây ra bệnh điếc nghề nghiệp. Vậy những triệu chứng của bệnh này là gì, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Hòa: Những người lao động làm việc nơi có tiếng ồn từ 85 dBA trở lên, tiếp xúc liên tục dần dần sẽ bị giảm thính lực, tiếp xúc từ 3 tháng trở lên với tần suất mỗi ngày trên 6 giờ sẽ dễ dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Bệnh thường diễn biến rất chậm, triệu chứng ban đầu của bệnh là nghe kém, người bệnh thường không nhận ra triệu chứng này. Diễn biến bệnh chia làm 3 giai đoạn với thời gian khác nhau tùy theo từng người.
- Giai đoạn đầu xảy ra từ vài tuần đến vài tháng sau khi tiếp xúc với tiếng ồn, người bệnh cảm thấy ù tai, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác đau tức ở hai tai, đau đầu, mất ngủ...
- Giai đoạn tiềm tàng: chỉ có triệu chứng duy nhất là nghe kém, nghe kém ngày càng tăng, kéo dài hàng tháng, hàng năm tùy theo mỗi người.
- Giai đoạn rõ rệt: người bệnh nhận thấy mình nghe kém khi giao tiếp ngôn ngữ, nghe kém cả hai tai ngày càng tăng dẫn tới điếc, thậm chí điếc không hồi phục.
Câu 4
Bác sĩ có thể nói rõ hơn về những nguy hiểm từ bệnh điếc nghề nghiệp?
Bác sĩ Hòa: Một điều đặc biệt nguy hiểm đối với người bị điếc nghề nghiệp do tiếng ồn là giai đoạn đầu người lao động không nhận biết được mình bị điếc để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Vì thời gian đầu, chỉ có tế bào cảm nhận âm thanh tần số cao ở tai người lao động bị tổn thương nên quá trình giao tiếp bình thường vẫn hầu như chưa bị ảnh hưởng. Người lao động chỉ phát hiện được mình bị điếc hay không khi kiểm tra sức nghe bằng máy đo sức nghe. Tác hại của tiếng ồn đến sức khỏe của con người rất lớn, trực tiếp làm giảm năng suất lao động và giảm chất lượng cuộc sống của người lao động.
Điếc nghề nghiệp không được phát hiện và điều trị sẽ dẫn đến điếc hoàn toàn không hồi phục. Đặc biệt điếc nghề nghiệp có thể gây ra những tai nạn lao động gây nguy hiểm đến cả tính mạng của người lao động. Bên cạnh đó, điếc tai ảnh hưởng đến sự phát triển của thần kinh trung ương, có thể làm teo thần kinh thính giác, thính giác phản ứng chậm chạp, tư duy chậm.
Câu 5
Bệnh điếc nghề nghiệp có thể chữa khỏi hoàn toàn không và điều trị bằng những biện pháp nào?
Bác sĩ Hòa: Điếc nghề nghiệp là tình trạng tổn thương không hồi phục những tế bào thần kinh tai trong (cơ quan Corti). Vì thế điếc nghề nghiệp không thể điều trị khỏi hoàn toàn được mà chỉ có thể điều trị khi phát hiện sớm và nâng cao ý thức phòng bệnh.
Đối với những người mệt mỏi thính giác do thường phải lao động ở nơi có tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép, có thể điều trị bằng cách nghỉ ngơi xen kẽ tại nơi làm việc, có phòng nghỉ yên tĩnh, hoặc có thể nghỉ ngơi dài ngày để phục hồi thính lực. Khi tiếp xúc với tiếng ồn phải có phương tiện bảo vệ cơ quan thính giác hữu hiệu như nút bịt tai.
Trong trường hợp giảm thính lực, cần đo thính lực để phát hiện điếc nghề nghiệp, đồng thời nếu chưa bị điếc nghề nghiệp thì cần được bố trí lao động ở nơi ít tiếng ồn để bệnh không tiến triển.
Trong trường hợp người lao động được chẩn đoán là điếc nghề nghiệp thì cách hỗ trợ tốt nhất là sử dụng máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai. Tuy nhiên việc sử dụng máy trợ thính cần hết sức lưu ý điều chỉnh tần số phù hợp với tình trạng điếc. Những trường hợp điếc sâu không còn đáp ứng với máy trợ thính thì có thể cấy điện cực ốc tai, tuy nhiên đây là phương pháp phẫu thuật đòi hòi kỹ thuật cao và chi phí khá tốn kém.
Câu 6
Theo bác sĩ, để phòng ngừa bệnh điếc, chúng ta phải làm thế nào?
Bác sĩ Hòa: Người lao động cần có biện pháp phòng bệnh hợp lý, đặc biệt với những người thường xuyên làm việc ở môi trường có nhiều tiếng ồn. Đối với người quản lý lao động cần lưu ý bố trí máy móc, sắp xếp dụng cụ hợp lý, giảm tiếng ồn từ nguồn phát sinh như giảm tốc độ, bôi trơn dầu mỡ, đệm bằng cao su, chất đàn hồi, lò xo, thay thế kim loại bằng chất dẻo... Ngoài ra, cần trang bị phương tiện chống ồn cho công nhân, bố trí công nhân làm việc trong các phòng riêng biệt cùng thời gian làm việc hợp lý; tổ chức kiểm tra sức nghe định kỳ cho công nhân để phát hiện và xử lý bệnh kịp thời.
Những người lao động làm việc trong các nhà máy , xí nghiệp.... có tiếng ồn lớn có thể tự bảo vệ sức nghe của tai bằng cách sử dụng dụng cụ phòng hộ: loa che tai, nón che tai, nút bịt tai... Những dụng cụ này sẽ làm giảm từ 20 - 15dB nên sẽ làm giảm cường độ âm thanh gây hại cho tai. Bạn nên lựa chọn những dụng cụ vừa khít với cấu trúc của tai bạn mà không gây khó chịu hay kích ứng, không làm ảnh hưởng đến quá trình lao động như các loại nút bịt tai từ cao su non. Ngoài ra, không nên làm việc ở nơi có tiềng ồn lớn liên tục trong 8 tiếng, cần có thời gian ngắn nghỉ ngơi để phục hồi thính lực. Khi phát hiện có dấu hiệu ù tai, nghe kém... người bệnh cần tìm đến các chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Hiện nay, nút bịt tai chống tiếng ồn được xem là giải pháp hiệu quả nhất cho các vấn đề về tai và đặc biệt là bệnh điếc nghề nghiệp. Thị trường Việt Nam đã xuất hiện nhiều sản phẩm nút bịt tai có chất lượng rất tốt và đảm bảo, trong đó có thương hiệu nút bịt tai Mack’s được nhập khẩu từ Mỹ và phân phối trực tiếp bởi công ty TNHH Macks Việt Nam. Sản phẩm được các bác sĩ Thính học tại Mỹ khuyên dùng để bảo vệ tai và giảm tác hại từ tiếng ồn có hại cho sức khỏe và cơ thể người.
Nút bịt tai Mack’s được làm từ chất liệu cao su non nguyên chất, hạn chế đáng kể tiếng ồn có hại cho sức khỏe như: tiếng ngáy ngủ, tiếng ồn công trường xây dựng hoặc tiếng ồn máy bay. Thương hiệu Nút bịt tai Mack’s được sở hữu bởi Công ty sản xuất McKeon có trụ sở tại Mỹ. Được thành lập từ năm 1962, trải qua hơn 50 năm phát triển, hiện tại sản phẩm đã có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới và là hãng duy nhất sở hữu công nghệ Nút bịt tai làm bằng Silicon dẻo hiện nay. Sản phẩm đã được chứng nhận bởi Cục quản lý Thực Phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA và đạt Tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000:2008 trong sản xuất.
Để biết thêm thông tin về sản phẩm và đặt hàng, vui lòng liên hệ hotline: 0988 360 861.
Khiêm Nguyễn