Dịch sốt xuất huyết bùng phát ở Hà Nội: Nhiều người dân vẫn thờ ơ bên những ổ muỗi

Trong khi dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang trong thời điểm "nóng", số lượng người nhập viện không ngừng tăng thì nhiều người dân lại không ý thức được việc tự phòng tránh, thậm chí là thiếu hiểu biết về muỗi vằn (muỗi Aedes) – tác nhân truyền dịch bệnh.

Dịch sốt xuất huyết bùng phát ở Hà Nội: Nhiều người dân vẫn thờ ơ bên những ổ muỗi Dịch sốt xuất huyết bùng phát ở Hà Nội: Nhiều người dân vẫn thờ ơ bên những ổ muỗi

Không biết muỗi vằn là muỗi gì (?!)

Hiện, dịch SXH đang hoành hành ở nhiều địa phương, nhất là TP HCM và Hà Nội. Theo số liệu của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong 6 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận gần 60.000 ca SXH, 18 người tử vong.

Riêng đối với Hà Nội, năm nay dịch SXH xuất hiện và bùng phát sớm hơn so với cùng kỳ năm ngoái và diễn biến phức tạp. Tại các bệnh viện như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai (Khoa Truyền nhiễm) thường trong tình trạng quá tải do người đến khám và nhập viện điều trị SXH quá lớn. Riêng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, từ 2 tuần trước, lượng bệnh nhân SXH tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Sở Y tế Hà Nội, bệnh nhân SXH của Hà Nội chủ yếu là ở các quận nội thành, trong đó, "nóng" nhất là Đống Đa và Hoàng Mai. Sáng 25/7, PV Báo Gia đình & Xã hội đã tiến hành khảo sát và ghi nhận tại một số khu vực "nóng".

Tại khu vực phường Định Công (quận Hoàng Mai), qua trao đổi với một số người dân, được biết họ đã thực hiện chấp hành việc phun thuốc phòng SXH được khoảng nửa tháng nay. Tuy nhiên, thực chất thì họ không hiểu về loài muỗi vằn và những dấu hiệu của bệnh này.

vicare.vn-dich-sot-xuat-huyet-bung-phat-o-ha-noi-nhieu-nguoi-dan-van-tho-o-ben-nhung-o-muoi-body-1

Những vật dụng chứa nước không sử dụng lâu ngày là môi trường cho loăng quăng, bọ gậy trú ngụ (ảnh chụp tại ngõ 553 Giải Phóng, quận Hoàng Mai. Ảnh: T.G

Bà Phạm Thị Ánh (58 tuổi, ở phường Định Công) cho biết: "Tôi sống cùng các con ở khu chung cư, biết là SXH cũng rất nguy hiểm, nhưng ở đây đã được phun thuốc muỗi rồi. Nhà chúng tôi thì ở trên cao, không có muỗi nên ngủ cũng không cần thiết mắc màn. Có các nhà ở vài tầng bên dưới thì hay có muỗi nên mọi người mới mắc màn thôi. Bình thường, nếu đi xuống dưới sân gần chỗ bụi trồng rau thì mới hay có muỗi". Cùng khu ở với bà Ánh, bà Lê Thị Xuân (60 tuổi) thì lại tỏ ra lo lắng bởi bà không hề hay biết: "Nó là con muỗi như thế nào, triệu chứng sốt như thế nào? Có phải đàn muỗi mà hay bậu đầy trong sân vườn rau cỏ đây không? Chiều tối cho cháu xuống chơi thì có thấy muỗi đốt nhưng cũng không biết là thế nào".

Không riêng bà Xuân mà còn rất nhiều người khác cũng không hiểu biết về muỗi vằn và bệnh SXH. Hoặc, dù biết muỗi vằn là tác nhân gây bệnh nhưng có người cũng thờ ơ, bởi không nằm trong vùng dịch. Chia sẻ với chúng tôi, bà Ánh và bà Xuân cho biết, họ không nghĩ rằng muỗi vằn lại có thể xuất hiện từ chính trong ngôi nhà của mình. Theo bà Ánh phản ánh, một số vật dụng trong nhà như bình cắm hoa, nước trên bàn thờ... nếu để lưu nước lâu thì có xuất hiện loăng quăng nhưng mọi người vẫn xem đó là chuyện bình thường, cũng không chú ý xem đó là loài muỗi gì.

"Ở đây thì tôi ít thấy muỗi vằn, hầu như không có. Còn các thứ nước trong nhà thì mình cũng có tích lại lâu đâu. Như bên nhà thông gia tôi ở Hà Đông thì lại khác, ở quê nên vào nhà vệ sinh thôi là rất nhiều muỗi vằn, nhưng cũng không đáng sợ vì nếu không trong vùng dịch thì chắc không sao!", bà Ánh nói.

Hữu hiệu nhất là loại trừ loăng quăng, bọ gậy

Muỗi vằn lây bệnh SXH thông qua đốt người bệnh nhiễm virus và sau đó truyền bệnh cho người lành. Môi trường sản sinh của chúng khá "linh động" bởi có thể xuất hiện trong vật dụng tích, đọng nước bất kỳ, thậm chí là rác thải như lon bia, túi ni lông, vỏ sữa chua... Tuy nhiên, ngay trong sáng 25/7, theo quan sát của PV ở phường Định Công thì vẫn còn nhiều xe rác đang tích ứ lại của các ngày trước và được che, quây bạt lên trên nên rất ẩm. Đồng thời, nhiều rác thải bừa ngổn ngang bên lề đường. Hiện đang là mùa mưa nên không thể loại trừ cơ hội cho muỗi vằn sẽ sinh sôi ở những nơi như vậy.

Thực tế, SXH không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh như một số người vẫn nhầm tưởng. Vì vậy, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa chính là phòng muỗi đốt, diệt muỗi, vệ sinh nơi ở để loại trừ loăng quăng/bọ gậy. Tuy nhiên, với biện pháp phun thuốc diệt muỗi thì không phải hộ gia đình nào cũng chấp hành và điều này gây khó khăn không ít cho công tác phòng ngừa chung.

vicare.vn-dich-sot-xuat-huyet-bung-phat-o-ha-noi-nhieu-nguoi-dan-van-tho-o-ben-nhung-o-muoi-body-2

Điều trị bệnh nhân SXH tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thu Nguyên

Tại khu vực ngõ 553 Giải Phóng (quận Hoàng Mai), một chủ kinh doanh nuôi chó cảnh khá điềm nhiên nói rằng: "Khu vực này cũng mới được phun thuốc diệt muỗi nhưng nhà tôi thì không phun được, vì chúng tôi nuôi nhiều chó thế này, phun thuốc vào thì chúng sao ở được. Các nhà khác mà không có muỗi thì họ cũng không phun ấy chứ, không có thì phun làm gì".

Nhiều người vẫn cho rằng muỗi gây SXH cũng bắt nguồn từ các nguồn nước bẩn như cống, rãnh nước thải, hay bụi rậm... Thực chất, muỗi truyền bệnh SXH là muỗi vằn khoang trắng - đen, thường đốt người từ 8 – 10h sáng và ưa nước sạch, sinh sản trong vùng nước đọng sạch.

Theo như ghi nhận của PV, tại khu vực ngõ 553 Giải Phóng (quận Hoàng Mai), tuy nằm trong "điểm nóng" của dịch tại Hà Nội nhưng vẫn có nhiều vật dụng tích, đọng nước đang bày ngổn ngang. Trong khi đó, môi trường dọc bờ sông khá ẩm thấp, các khu đất được người dân tận dụng trồng rau cũng trở thành nơi cho muỗi cư ngụ.

Máng chứa nước mưa, những chiếc bình nhựa tích nước đã lâu nhưng không được dọn dẹp nên đã xuất hiện những ổ muỗi. Loăng quăng, bọ gậy và thậm chí là những con muỗi vằn đã cứng cáp, lớn lên ngay trong khu đất trước nhà người dân.Trong khi đó, khi nghe chúng tôi cho biết về muỗi vằn thì một người dân tại đây lại trả lời nhẹ nhàng: "Có phải muỗi SXH thật không? Nước để lâu thì sinh muỗi thôi mà, lâu nay thấy họ toàn để thế, có bị gì đâu".

Cùng ngày, trở lại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, lượng người đến khám bệnh vẫn đông kín. Chúng tôi cũng được biết, lượng bệnh nhân SXH đến khám và nhập viện vẫn không ngừng tăng.

Bà Nguyễn Thị Sải (quê ở Nam Định), có con gái mắc SXH và nhập viện đã được 8 ngày nay nhưng vẫn chưa khỏi. Bà cho biết, khi phát hiện con bị sốt thì đã đưa đi ngay nhưng cũng không ngờ là SXH, bởi nhà ít muỗi và cũng chưa ai mắc phải trước đó.

Hà Nội đứng đầu số ca mắc SXH ở miền Bắc

Ngày 26/7, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, tình hình SXH trên địa bàn thành phố đang khá phức tạp. Tính đến ngày 26/7, Hà Nội ghi nhận hơn 7.000 ca SXH, trong khi cùng kỳ năm 2016 là 400 ca, tăng hơn 17 lần. Hà Nội hiện có số ca SXH đứng thứ 3 trong các địa phương trên cả nước và đứng đầu trong số các tỉnh miền Bắc.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị tập trung cao độ về mọi mặt cho việc phòng ngừa, kìm chế, tiến tới khống chế gia tăng ca mắc SXH mới, hạn chế thấp nhất số người tử vong do SXH. Các trung tâm y tế có trách nhiệm rà soát, lên bản đồ dịch tễ về SXH, đặc biệt tập trung ở các khu vực có nguy cơ cao về SXH. Giải pháp cần được triển khai quyết liệt hiện nay là tăng cường vệ sinh môi trường, xử lý tất cả những gì có thể đọng được nước, đồng thời diệt sạch bọ gậy, loăng quăng, vì đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Mai Anh.

Xét nghiệm sốt xuất huyết tại HoiBenh Home

Để không phải xếp hàng chờ đợi, tránh lây nhiễm bệnh khi đến viện do dịch bệnh bùng phát, Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã cho ra đời Gói xét nghiệm sốt xuất huyết với những ưu điểm:

Minh bạch tuyệt đối

Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch, không ẩn phí, phụ thu.

Chuyên môn hàng đầu

100% mẫu được xử lí tại phòng lab của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương - địa chỉ uy tín hàng đầu cả nước trong phát hiện, điều trị bệnh truyền nhiễm.

Dịch vụ tiện lợi

  • Tiết kiệm tới 50% thời gian lấy mẫu và trả kết quả;
  • Khách hàng được quyết định thời gian và địa điểm từ khâu lấy mẫu đến khâu trả kết quả;
  • Kết quả của bệnh viện trung ương tuyến đầu, được sử dụng liên thông ở tất cả viện công trên cả nước;
  • Tư vấn mọi vấn đề sức khỏe và biện luận kết quả kịp thời, chu đáo với đội ngũ bác sĩ chuyên môn;
  • Bảo mật thông tin khách hàng và bệnh án qua số điện thoại cá nhân cùng mã code riêng biệt.

vicare.vn-dich-sot-xuat-huyet-bung-phat-o-ha-noi-nhieu-nguoi-dan-van-tho-o-ben-nhung-o-muoi-body-3

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Bệnh sốt xuất huyết hiện có 3 mức, phân luồng điều trị theo tuyến bệnh viện
  • Các biện pháp và nỗi lo phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết