Dịch sởi ở Hà Nội đã có mặt ở những quận/ huyện nào?

Dịch sởi ở Hà Nội đang tiếp tục gia tăng. Với tính chất dễ lây lan thành dịch cho trẻ, sởi luôn là bệnh khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Tới thời điểm hiện tại, dịch sởi đã có mặt ở những quận/ huyện nào trong thành phố Hà Nội, những kiến thức cần biết liên quan đến bệnh sởi là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Dịch sởi ở Hà Nội đã có mặt ở những quận/ huyện nào? Dịch sởi ở Hà Nội đã có mặt ở những quận/ huyện nào?

1. Tình hình dịch sởi ở Hà Nội đầu năm 2019

Tính từ ngày 25-2 đến ngày 3-3-2019, tại Hà Nội ghi nhận thêm 76 ca mắc sởi. Số lượng người mắc sởi tăng nhanh trong những tháng đầu năm,báo hiệu đang tạo thành dịch sởi lan rộng trong thành phố Hà Nội vào giai đoạn đầu năm 2019.

Số liệu về các bệnh nhân mắc sởi cho thấy bệnh sởi đang lây lan mạnh và tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái.

vicare.vn-dich-soi-o-ha-noi-da-co-mat-o-nhung-quan-huyen-nao-body-1

2. Dịch sởi đã xuất hiện ở những quận/ huyện nào ở thành phố Hà Nội

  • Tính từ đầu năm 2019 đến trung tuần tháng 3, tại Hà Nội đã ghi nhận 336 ca mắc sởi, xuất hiện tại 27/30 quận, huyện, thị xã trong thành phố. Dịch sởi chưa có dấu hiệu tạm ngừng, mà còn đang có dấu hiệu lan mạnh trong thời điểm này.
  • Các số liệu đã chỉ ra, số ca mắc sởi trong đầu năm 2019 đã tăng 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Đối tượng mắc sởi nhiều nhất đó là nhóm trẻ em có độ tuổi < 9 tháng tuổi ( 24,1%), tiếp theo là trẻ em có độ tuổi từ 6- 15 tuổi ( chiếm 23,4 %), cuối cùng là nhóm trẻ từ 1-5 tuổi chiếm 17.6%.
  • Các quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội được ghi nhận có nhiều ca mắc sởi nhất đó là: quận Hoàng Mai, quận Hà Đông, quận Nam Từ Liêm, huyện Gia Lâm...
  • Trong đó, 90% các ca mắc sởi là do chưa tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
  • Theo dự báo của sở y tế Hà Nội, số ca mắc sởi vẫn có dấu hiệu tăng mạnh và lây lan rộng ra các quận huyện khác.

3. Các đường lây truyền của bệnh sởi

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, là một bệnh được gây ra do siêu vi sởi. Với các triệu chứng điển hình như: sốt, chảy nước mũi, phát ban, ho, mệt mỏi, chán ăn....bệnh thường gặp ở trẻ em, đôi khi là người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh. Sởi rất dễ lây lan thành dịch. Nếu không có phương pháp chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân sởi đúng có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng.

  • Lây qua đường hô hấp.
  • Lây trực tiếp khi tiếp xúc với người mắc sởi: ho, hắt hơi, nói chuyện...
  • Lây gián tiếp: phương thức lây này ít gặp hơn vì virus sởi dễ bị tiêu diệt ở ngoài ngoại cảnh.

4. Chăm sóc khi trẻ mắc sởi

vicare.vn-dich-soi-o-ha-noi-da-co-mat-o-nhung-quan-huyen-nao-body-2

Người lớn hay trẻ nhỏ đều có nguy cơ bị mắc sởi, tuy nhiên, tỉ lệ mắc sởi ở trẻ em vẫn cao hơn. Vì vậy, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bố mẹ cách chăm sóc cho trẻ khi trẻ bị mắc sởi:

  • Tăng cường đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua việc ăn uống, tránh để trẻ suy dinh dưỡng trong giai đoạn mắc sởi. Nên cho trẻ ăn đầy đủ chất, bổ sung nhiều loại hoa quả tươi sạch nhằm tăng cường miễn dịch. Chăm sóc sức khỏe cho trẻ thật tốt cũng là một phương pháp phòng bệnh rất hiệu quả.
  • Khi trẻ bị nghi ngờ mắc sởi phải lập tức cho nghỉ học, cách ly trẻ với cách không gian tập thể. Tránh tình trạng lây lan cho cả lớp, trường, từ đó có thể dẫn đến dịch sởi. Quá trình cách ly có thể thực hiện tại nhà, tuy nhiên, nếu trẻ có tình trạng sức khỏe xấu đi, cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.
  • Để đề phòng sự lây nhiễm, tất cả mọi người nên sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh. Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người nghi ngờ mang mầm bệnh hoặc người đang mắc sởi. Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, tẩy trùng đồ chơi cho trẻ, dụng cụ, đồ đạc của người mắc sởi bằng hóa chất cloramin B.
  • Và điều quan trọng nhất đó là tiêm chủng cho trẻ đầy đủ vacxin ngừa sởi để tạo miễn dịch cho trẻ.
  • Phụ nữ có thai cũng đặc biệt phải chú ý đến việc tiêm chủng cho bản thân khi chuẩn bị mang thai. Việc tiêm chủng phòng ngừa có thể giúp cả mẹ và bé tránh khỏi việc lây nhiễm sởi từ các nguồn bệnh bên ngoài.
  • Tất cả mọi người, nên có ý thức trong việc phòng và điều trị bệnh sởi. Do tính chất theo mùa, hiện tại nước ta đang trong giai đoạn xuân hè, thời tiết ẩm thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho rất nhiều loại virus cũng như vi khuẩn phát triển, trong đó có virus gây ra bệnh sởi. Hãy giữ vệ sinh chung, nắm rõ các kiến thức về bệnh sởi để phòng ngừa cũng như điều trị. Mỗi người có ý thức tự bảo vệ và phòng ngừa thì bệnh sởi sẽ càng khó có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn.

Với những thông tin cơ bản dưới đây, hi vọng bạn đã có cái nhìn tổng quát về tình hình dịch sởi đang diễn biến tại thành phố Hà Nội. Kèm với đó là các thông tin cơ bản nhất liên quan đến bệnh sởi mà bạn nên biết để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân, gia đình và xã hội.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh sởi hiệu quả
  • Hướng dẫn mẹ cách tắm cho trẻ bị sởi
  • Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ sơ sinh, cần hết sức chú ý trong mùa dịch