Dịch sởi 2019 tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt chú ý tiêm vắc xin sởi

Thời gian qua ghi nhận sự gia tăng đột biến của số ca mắc sởi trên cả nước. Các chuyên gia lo ngại rằng dịch sởi 2019 có nguy cơ bùng phát, dễ cướp đi sinh mạng của hàng trăm bệnh nhi như mùa dịch năm 2014. Để biết tình hình dịch sởi 2019 có đáng lo như cảnh báo của các chuyên gia, các bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết sau đây.

Dịch sởi 2019 tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt chú ý tiêm vắc xin sởi Dịch sởi 2019 tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt chú ý tiêm vắc xin sởi

Thời gian qua ghi nhận sự gia tăng đột biến của số ca mắc sởi trên cả nước. Các chuyên gia lo ngại rằng dịch sởi 2019 có nguy cơ bùng phát, dễ cướp đi sinh mạng của hàng trăm bệnh nhi như mùa dịch năm 2014. Để biết tình hình dịch sởi 2019 có đáng lo như cảnh báo của các chuyên gia, các bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết dưới đây.

Diễn biến dịch sởi 2019

Hiện nay, bệnh sởi đang có những diễn biến phức tạp trên thế giới. Và ở Việt Nam, bệnh cũng đang có chiều hướng gia tăng.

Tình hình dịch sởi 2019 trên thế giới

Theo Cục Y tế Dự phòng thuộc Bộ Y tế, trong năm 2018, dịch sởi đã bùng phát tại một số nước châu Âu. Đặc biệt, có ghi nhận sự lây truyền bệnh sởi ở những quốc gia đã công bố loại trừ bệnh sởi là Đức và Nga. Điều này đã làm dấy lên lo ngại của người dân về việc dịch sởi có thể quay trở lại, hình thành dịch ở những quốc gia này.

Ngay trong những tuần đầu tiên của năm 2019, tình hình dịch sởi đã tiếp tục có những diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng tại nhiều nước, đặc biệt là Ukraine và Hoa Kỳ. Tại Ukraine, số trường hợp mắc sởi tiếp tục tăng cao với tổng số 8.498 ca bệnh. Tại Hoa Kỳ, sau gần 20 năm công bố loại trừ bệnh sởi, ngay ở thời điểm đầu năm 2019, nước này đã ghi nhận các ổ dịch sởi phân bố ở nhiều thành phố như New York, New Jersey, Atlanta, Rochester, Vancouver, Oregon, Rockland Country,...

Đặc biệt, trước tình hình dịch sởi 2019 diễn biến phức tạp, Chính quyền bang Washington đã công bố tình trạng khẩn cấp để huy động các nguồn lực và những nỗ lực của người dân trong việc khống chế dịch bệnh này.

vicare.vn-dich-soi-2019-tiep-tuc-dien-bien-phuc-tap-dac-biet-chu-y-tiem-vac-xin-soi-body-1

Tình hình dịch sởi 2019 tại Việt Nam

Theo báo cáo của ngành y tế, dịch sởi 2019 đang bùng phát mạnh tại 44 tỉnh, thành ở Việt Nam. Riêng thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 20.000 ca mắc bệnh. Còn ở Hà Nội, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội thì số ca mắc sởi được thống kê là 150 trường hợp.

Ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nếu trong cả năm 2018 chỉ ghi nhận 86 ca mắc sởi thì trong những ngày đầu năm 2019, tổng số ca bệnh sởi đến khám và điều trị đã lên tới con số hơn 200. Và những ca bệnh này chủ yếu đến từ các địa phương như Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam,...

Theo PGS - TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai thì năm nay, ngoài trẻ em, cơ sở cũng ghi nhận có tới 50% ca bệnh sởi là người lớn. Đặc biệt, đã có nhiều thai phụ mắc sởi. Bệnh sởi là căn bệnh khá nguy hiểm với nhóm đối tượng này, dễ gây sinh non hoặc thai lưu.

GS - TS Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: phần lớn các ca mắc sởi đều do chưa tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đủ mũi. Điều này cũng cho thấy dịch sởi có nguy cơ bùng phát mạnh. Nhiều khả năng, đây chính là chu kỳ đỉnh của đại dịch sởi bùng phát mỗi 4 năm một lần. Và dịch sởi 2019 hoàn toàn có thể xảy ra.

Tiêm vắc xin sởi - giải pháp ngăn chặn dịch sởi 2019

Trong những giải pháp được đặt ra, tiêm vắc xin chính là lựa chọn rẻ tiền và hữu hiệu nhất để ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch sởi 2019.

Cách kiểm soát bệnh sởi bằng việc tiêm vắc xin

Để chủ động phòng bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện đúng hướng dẫn sau:

  • Tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi sởi.
  • Phụ nữ mang thai thường dễ mắc sởi nên cần được tiêm nhắc lại để tránh truyền bệnh từ mẹ sang con.
  • Người lớn có thể tiêm nhắc lại bệnh sởi 5 năm/lần.
  • Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu sốt, ho, phát ban,... thì phụ huynh cần sớm đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời thăm khám, điều trị, phòng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Cha mẹ lưu ý là hạn chế đưa trẻ đến các bệnh viện lớn để tránh lây nhiễm chéo nhiều loại bệnh khác.
  • Bệnh sởi rất dễ lây nên bạn không được cho bé tiếp xúc với những trẻ nghi mắc sởi.
  • Người chăm sóc nên đảm bảo các biện pháp tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
vicare.vn-dich-soi-2019-tiep-tuc-dien-bien-phuc-tap-dac-biet-chu-y-tiem-vac-xin-soi-body-2

Một số câu hỏi liên quan tới tiêm phòng sởi

Để ngăn chặn dịch sởi 2019, bạn cũng cần nắm rõ về những hướng dẫn y tế khi tiêm phòng sởi. Cụ thể là:

  • Tiêm phòng sởi cho trẻ mấy mũi là đủ? Câu trả lời là 2 mũi: mũi thứ nhất khi trẻ được 9 tháng tuổi và mũi thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi. Nếu trong giai đoạn tiêm chủng chiến dịch thì các đối tượng trong phạm vi chiến dịch đều cần được tiêm chủng. Và khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần tiêm vắc xin sởi là 1 tháng.
  • Có thể tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi hoặc trên 18 tháng tuổi không? Đáp án là: chỉ tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi nếu có chỉ đạo của chương trình Tiêm chủng mở rộng. Còn tất cả các trường hợp tiêm vắc xin sởi trước 9 tháng tuổi thì đều cần tiêm ngay vắc xin khi trẻ đủ 9 tháng tuổi bởi mũi trước đó không được tính. Với những trẻ trên 18 tháng tuổi mà chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi thì cần tiêm bổ sung càng sớm càng tốt.
  • Tiêm phòng sởi có sốt không? Câu trả lời là: vắc xin sởi khá an toàn, ít phản ứng, chỉ phản ứng nhẹ như sốt, phát ban, đỏ đau, sưng nóng ở chỗ tiêm,... Hầu hết các tác dụng phụ này sẽ hết sau 1 - 2 ngày.
  • Có nên tiêm vắc xin sởi khi trẻ đang bị sốt, nhiễm trùng cấp tính không? Đáp án là nên tạm hoãn cho tới khi trẻ khỏe mạnh bình thường.

Có thể thấy dịch sởi 2019 diễn biến hết sức phức tạp nên để ngăn chặn dịch bệnh thì các bậc phụ huynh cần phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về việc tiêm chủng cho con em mình.

Xem thêm:

  • Bùng phát dịch sởi do không tiêm phòng vắc-xin cho trẻ
  • 5 cách đề phòng bệnh sởi theo khuyến cáo từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
  • Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ sơ sinh, cần hết sức chú ý trong mùa dịch