Dị ứng với nước ở bể bơi: Đừng chủ quan

Mùa hè nóng nực là thời gian cực kỳ lý tưởng cho các hoạt động bơi lội. Tuy nhiên, nhiều người phát hiện ra da của mình lấm tấm đỏ sau khi tiếp xúc với nước ở các bể bơi. Hầu hết các trường hợp dị ứng với nước ở bể bơi này đều chủ quan nhưng liệu điều này có thật sự bình thường?

Dị ứng với nước ở bể bơi: Đừng chủ quan Dị ứng với nước ở bể bơi: Đừng chủ quan

Mùa hè nóng nực là thời gian cực kỳ lý tưởng cho các hoạt động bơi lội. Tuy nhiên, nhiều người phát hiện ra da của mình lấm tấm đỏ sau khi tiếp xúc với nước ở các bể bơi. Hầu hết các trường hợp dị ứng với nước ở bể bơi này đều chủ quan nhưng liệu điều này có thật sự bình thường?

Tại sao xảy ra hiện tượng dị ứng với nước ở bể bơi? Nước ở bể bơi có hại không?

Bơi lội là một hoạt động thể chất lành mạnh và thậm chí đã trở thành môn thể thao được nhiều người ưa thích. Vào thời điểm nắng nóng trong năm như hiện nay, số lượng người đến các hồ bơi để vui chơi, tập luyện... tăng lên đáng kể. Điều này đã gây ra hiện tượng dị ứng với nước ở bể bơi cho nhiều đối tượng.

Nguyên nhân gây dị ứng nước hồ bơi có khá nhiều và được chia thành 2 nhóm chính.

Nguyên nhân từ con người

Nhóm nguyên nhân chủ quan gây dị ứng nước hồ bơi đến từ chính những người tham gia bơi lội, có thể là:

  • Số lượng người cùng một lúc xuống bể bơi quá đông và khiến hệ thống lọc không kịp xử lý, do đó nước không đủ sạch.
  • Không tuân thủ đầy đủ biện pháp làm sạch như việc tắm gội trước và sau khi bơi.
  • Trong số những người bơi chung có đối tượng mắc bệnh lý da liễu và lây truyền cho người khác thông qua nước hồ bơi.
  • Một số người bơi ý thức kém và có hành vi tiểu tiện, khạc nhổ... ra bể bơi.
Bơi lội là một cách tuyệt vời để đốt cháy calo

Nguyên nhân từ hồ bơi

Nếu bạn đang thắc mắc không biết nước ở bể bơi có hại không, phần này sẽ giải đáp cụ thể cho bạn.

Khi xây dựng hồ bơi, một trong những yếu tố quan trọng nhất của nước hồ là độ pH. Theo đó, độ pH chuẩn phải nằm trong khoảng từ 7.2 đến 7.6 mới đạt chuẩn. Chỉ số này có tác động đến khả năng khử trùng của Clo, nhờ đó đảm bảo sức khỏe và sự thoải mái cho người bơi, duy trì độ bền của các thiết bị.

Khi chỉ số pH cao hơn 7.6 sẽ khiến việc diệt khuẩn bị hạn chế, tạo ra các cặn vôi trong thiết bị hay ống dẫn và giảm đáng kể lưu lượng nước có thể lọc thông qua hệ thống.

Khi chỉ số pH thấp hơn 7.2, người bơi sẽ gặp tình trạng xoét mắt và tóc khô, da bong tróc rất có hại.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM với hơn 84 mẫu nước hồ bơi tại TP.HCM cho thấy 100% mẫu hoàn toàn không đạt chuẩn về tiêu chí nhiệt và clo. Vào các ngày cuối tuần, nước hồ bơi dễ bị nhiễm vi sinh và vi phạm chuẩn pH. Chính vì thế, khi ngụp lặn trong nước này sẽ gây ra bệnh về da và một số viêm nhiễm ở các vùng nhạy cảm như mắt, mũi... - các biểu hiện của dị ứng với nước ở bể bơi.

Dị ứng với nước ở bể bơi có thể là cảnh báo cho những bệnh lý nào?

Nếu như những cơn dị ứng nước hồ bơi này chỉ là tình trạng tạm thời và sẽ tự biến mất trong thời gian ngắn, bạn hoàn toàn không cần lo lắng. Tuy nhiên, trên thực tế, dị ứng với nước ở bể bơi còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Viêm da do vi khuẩn

Trong bể bơi hiện nay tồn tại đồng thời rất nhiều loại vi khuẩn như vi khuẩn gram âm, trực khuẩn xanh... và sẽ gây viêm nhiễm ngoài da. Biểu hiện của bệnh lý này có thể là các nốt viêm đỏ, sưng phù hoặc các bọc mủ... Chúng thường lợi dụng các vết thương ngoài da có sẵn của con người để tấn công gây bệnh.

Các bệnh lý da liễu do nấm

Thường gặp nhất là bệnh hắc lào, nấm kẽ chân, nấm móng... Bệnh lý này thường xuất hiện sau khi bị nhiễm từ 5 đến 7 ngày và có các biểu hiện đặc trưng như viêm loét, ngứa tại vị trí tổn thương.

Da bị tổn thương do hóa chất

Bên cạnh đó, trong nước bể bơi luôn sẽ có chứa các hóa chất để sát khuẩn hoặc chất chống nắng, mỹ phẩm... Bạn cũng sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng dị ứng với nước ở bể bơi khi tiếp xúc với nguồn nước này. Biểu hiện của trường hợp này có thể là người bơi sẽ bị viêm và sạm da, bong da...

chứng ngứa người bơi lội

Một số chú ý cần nhớ khi đi bơi

Để tình trạng dị ứng với nước ở bể bơi không tái diễn hoặc không trầm trọng hơn, bạn cần phải nhớ một số chú ý như:

Tự ý thức thực hiện các biện pháp giữ vệ sinh chung như tắm sạch trước khi xuống bể, khổng tiểu tiện và khạc nhổ ra bể.

Khi đang mệt mỏi hoặc có bệnh ngoài da, bệnh lây nhiễm, đang đến kì kinh nguyệt..., bạn không nên đến hồ bơi lúc này.

Chú ý chọn các hồ bơi đạt chuẩn và có số lượng người bơi không quá đông, đồng thời mang đầy đủ dụng cụ hỗ trợ như mũ bơi, kính bơi...

Tuy rằng những phương pháp trên chỉ có thể tạm thời bảo vệ bạn khỏi sự tấn công từ các tác nhân có trong hồ bơi, nhưng bạn cũng đừng nên ngâm mình quá lâu trong hồ vì bản thân nước hồ bơi cũng sẽ khiến da bạn gặp các kích ứng

Có thể thấy, việc dị ứng với nước ở bể bơi có thể chỉ là tình trạng da liễu bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều nguy hại đến sức khỏe. Chính vì thế, khi gặp tình trạng này, bạn nên tìm gặp bác sỹ để có sự xác định chắc chắn nhất về nguyên nhân gây dị ứng, từ đó có giải pháp kịp thời.

Xem thêm :

  • Cẩn thận tránh “rước bệnh” từ bể bơi công cộng ngày hè
  • Nước ở bể bơi bẩn như thế nào?
  • Khi bị viêm xoang có đi bơi được không?