Dị ứng thời tiết nên kiêng gì?
Những người có cơ địa đặc biệt nhạy cảm thường dễ bị dị ứng, nhất là dị ứng thời tiết. Khi ăn phải chất lạ, thậm chí ngay cả khi thời tiết thay đổi hay chuyển mùa họ cũng bị dị ứng. Biểu hiện của dị ứng rất đa dạng và các triệu chứng nào của bệnh cũng gây khó chịu, đau đớn cho bệnh nhận. Vậy khi bạn bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì?
Dị ứng thời tiết nên kiêng gì?
Những người có cơ địa đặc biệt nhạy cảm thường dễ bị dị ứng, nhất là dị ứng thời tiết. Khi ăn phải chất lạ, thậm chí ngay cả khi thời tiết thay đổi hay chuyển mùa họ cũng bị dị ứng. Biểu hiện của dị ứng rất đa dạng và các triệu chứng nào của bệnh cũng gây khó chịu, đau đớn cho bệnh nhận. Vậy khi bạn bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì?
Dấu hiệu của dị ứng thời tiết
- Da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa râm ran: Khi da tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột, đặc biệt là các vùng da hở như cổ, mặt, bàn tay, chân,... là nơi dễ bị dị ứng thời tiết và gây nổi mẩn nhất
- Da bị phồng rộp hay tấy đỏ: Khi thời tiết thay đổi có thể bạn sẽ có biểu hiện sưng phù xuất hiện nhiều nhất ở môi gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Hiện tượng phồng da khiến người bệnh vừa ngứa ngáy vừa khó chịu.
- Chàm bội nhiễm (Eczema): Một số bạn khi thay đổi thời tiết sẽ xuất hiện các vết chàm, nó sẽ khác với các vết mẩn đỏ là có xuất hiện vảy ở đầu và sẽ mọc gần ở khu vực khủy tay hoặc vùng da quanh mặt.
- Nổi mề đay cấp tính: Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, khiến người bệnh sẽ bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể nếu không xử lý kịp thời có thể gây tử vong.
Dị ứng thời tiết là căn bệnh rất hay gặp. Hơn nữa, bệnh lại thường xuyên tái phát. Và biện pháp tốt nhất giúp duy trì bệnh ở mức nhẹ nhất có thể là người bệnh cần nắm được một số kiến thức cơ bản như nên làm gì hay kiêng khem gì khi bị dị ứng thời tiết và thực hiện chúng thật tốt.
Bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì?
Một số loại hạt và trái cây tươi
không phải tất cả những loại trái cây đều làm tình trạng dị ứng trầm trọng thêm nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại quả như táo, kiwi... làm bệnh lý dị ứng bộc phát mạnh mẽ hơn. Còn một số loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt phỉ... cũng cần gạch tên, tránh xa.
Một số loại hải sản, thức ăn giàu đạm
Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta loại bỏ hoàn toàn đạm ra khỏi khẩu phần ăn. Hải sản thường chứa những loại protein lạ khiến triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết có nhiều biến đổi tiêu cực. Cụ thể chúng có thể khiến bệnh nhân bị sưng phù toàn thân nặng hơn, bị nổi đỏ trên toàn thân hay bị khó thở,... Các loại thực phẩm như trứng, bơ, sữa... cũng nên cẩn thận khi sử dụng. Chúng tuy rất bổ dưỡng nhưng lại dễ gây kích ứng.
Tránh để da tiếp xúc với gió lạnh
Điều này thì hẳn ai cũng biết. Khi bị dị ứng mà để gió thổi vào vết thương thì hiện tượng ngứa dữ dội sẽ không ngừng hành hạ người bệnh. Lúc này người bệnh càng gãi thì các vết sẩn ngứa sẽ nhanh chóng lan rộng toàn thân. Tốt nhất người bệnh nên dùng áo khoác rộng, cản gió tốt và quấn thêm khăn choàng cổ khi ra ngoài.
Không mặc quần áo quá chật chội
Đơn giản vì quần áo chật sẽ gây cọ xát mạnh càng khiến triệu chứng dị ứng bùng phát. Không chỉ vậy, nếu cọ xát mạnh gây ra vết trầy xước sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da.
Đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc đúng
Tránh tự ý mua thuốc hoặc bất cứ loại kem bôi nào về sử dụng. Nhiều người nghĩ khi bị dị ứng thời tiết, da bị khô, tróc vảy thì cần bôi kem dưỡng ẩm nhưng những thành phần hóa chất trong kem sẽ khiến vết thương nhanh chóng lan rộng và càng đau, càng ngứa.
Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên bên ngoài
Để làm được điều này bạn cần che kín cơ thể khi ra đường. Nếu đi xe nên đeo khẩu trang và dùng nón bảo hiểm có kính che phía trước, vừa cản gió lại có thể tránh được nguy cơ dị ứng từ bụi bẩn, phấn hoa...
Dị ứng thời tiết nên ăn gì?
1. Những thực phẩm nên ăn khi bị dị ứng vào mùa lạnh
- Các loại trái cây khô: Ăn các loại trái cây khô đặc biệt là điều khô, hạnh nhân khô hay nho khô vào mùa đông để tránh bị dị ứng thời tiết. Bởi chúng không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp làn da lưu lại nhiều độ ẩm hơn. Từ đó tránh được tình trạng khô da, bong hay nứt nẻ và hạn chế xuất hiện các cơn ngứa trên da vào mùa lạnh.
- Uống nước trà nóng: bạn có thể dùng trà xanh hay trà gừng đều được, nước trà nóng sẽ giúp giữ nhiệt cơ thể đồng thời trị dị ứng thời tiết hiệu quả do chúng có tính kháng viêm, diệt khuẩn.
- Uống nước mật ong: bạn nên có thói quen uống nước mật ong pha mỗi sáng. Chúng có tác dụng chống khuẩn, ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn, tăng cường sức để kháng. Đây là cách trị dị ứng thời tiết tại nhà đơn giản lại vô cùng tiết kiệm.
2. Món ăn dành cho những người dị ứng thời tiết nắng nóng
Bị dị ứng khi thời tiết vào mùa nóng chủ yếu do cơ thể bị kết nhiệt bên trong quá nhiều, tình trạng này dẫn đến nổi mụn ngứa, bứt rứt trong người. Những món ăn sau sẽ giúp cải thiện nhanh chóng:
- Nấu canh bí đao với đậu xanh: bí đao 60g, đậu xanh 30g và 100g thịt nạc băm. Cho đậu xanh và nấu chín trước rồi bỏ thịt và bí vào sau. Dùng món này nhiều ngày liền, cứ 5-7 ngày là 1 liệu trình.
- Trà dưa hấu: chuẩn bị 30g phần vỏ xanh dưa hấu và đường trắng. Vỏ dưa rửa thật sạch, thái sợi rồi đun sôi với nước, thêm chút đường để tăng hương vị. Ngày uống trà 2 lần, sau 7 ngày hết nóng trong người, hết nổi mẩn ngứa.
- Món giá tươi xào chung với thịt: 250g giá nảy từ hạt đậu xanh, 50g thịt bò lấy nạc. Xào xơ thịt trước rồi đến xào chung với giá. Dùng chung món này với cơm nóng suốt 1 tuần.
- Món canh măng nấu chung với cá diếc: cá diếc tươi và măng mỗi thứ chuẩn bị 250g. Măng chỉ dùng phần non và phần vừa, bỏ vỏ và thái lát mỏng, cá làm sạch rồi bỏ vào nấu canh chung với măng.
Trên đây là một số thông tin hữu ích HoiBenh muốn chia sẻ tới bạn đọc, chắc chắn các bạn đã biết những dấu hiệu của dị ứng thời tiết và kiêng ăn gì khi bị dị ứng thời tiết. Hãy tham khảo thêm thông tin về cách phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe tốt hơn, tránh để bị dị ứng thời tiết.
Xem thêm:
- Bị dị ứng thời tiết phải làm sao?
- Những triệu chứng bé bị dị ứng thời tiết mà mẹ cần nắm rõ