Dị ứng thời tiết kiêng gì cho nhanh khỏi?
Dị ứng thời tiết không phải là tình trạng gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe những những triệu chứng của nó lại khiến nhiều người cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Vậy dị ứng thời tiết kiêng gì để hạn chế tối đa các biểu hiện và mau khỏi bệnh?
Dị ứng thời tiết kiêng gì cho nhanh khỏi?
Dị ứng thời tiết không phải là tình trạng gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe những những triệu chứng của nó lại khiến nhiều người cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Vậy dị ứng thời tiết kiêng gì để hạn chế tối đa các biểu hiện và mau khỏi bệnh?
Dị ứng thời tiết xảy ra khi nào?
Loại dị ứng thời tiết thường xuất hiện khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một chất nào đó gây dị ứng ngoài trời. Hiện tượng dị ứng thời tiết có thể xảy ra quanh năm và ở mọi đối tượng từ trẻ em, người lớn và cả người già cũng dễ mắc phải. Biến đổi thời tiết khi giao mùa, gió, mưa, người có cơ địa dị ứng, ... đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị dị ứng thời tiết. Dựa vào loại kích thích dị ứng và nơi sinh sống mà một số trường hợp có thể bị dị ứng thời tiết trong nhiều mùa liên tục.
Bị dị ứng thời tiết kiêng gì để mau hết bệnh?
Kiêng thức ăn giàu đạm
Nhóm thực phẩm chứa một số loại protein có khả năng gây kích ứng, dẫn đến tình trạng dị ứng thời tiết như hải sản, bơ, trứng, sữa, ... cần cẩn trọng khi sử dụng. Tuy chúng bổ dưỡng nhưng có thể khiến người ăn bị nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân, khó thở, sưng phù toàn thân, ... Người bị dị ứng nên tìm cách bổ sung chất đạm bằng những loại thức ăn khác để đảm bảo sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.
Kiêng một số loại hoa quả tươi và hạt
Mặc dù là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất, vitamin tốt cho cơ thể nhưng chúng lại không tốt cho người bị dị ứng thời tiết. Do vậy, hãy tạm thời tránh xa táo, kiwi, hạt phỉ, hạt hạnh nhân, ... cho đến khi bạn không còn dị ứng thời tiết đeo bám nữa.
Kiêng thực phẩm có gia vị nóng hoặc cay
Nếu bạn đang bị dị ứng thời tiết mà vẫn ăn một số loại thức ăn có nhiều ớt, tiêu, gây nóng cho cơ thể (sầu riêng, chôm chôm, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, ...) thì tình trạng sẽ nặng hơn. Bạn cũng nên kiêng ăn quá mặn vì muối làm tăng độ mẫn cảm của cơ thể. Các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá cũng nên hạn chế tối đa.
Hạn chế để cơ thể tiếp xúc với môi trường độc hại
Người có cơ địa dị ứng thời tiết nên kiêng tiếp xúc với bất kỳ tác nhân độc hại bên ngoài gây dị ứng (hoặc nghi ngờ bị dị ứng) để tránh làm tình trạng trở nên trầm trọng. Nên chủ động bảo vệ cơ thể trước khói, bụi, mưa, nắng, đặc biệt là gió lạnh, nước lạnh. Bởi đây là điều kiện thuận lợi cho cơ địa bị dị ứng nhạy cảm hơn, làn da bị khô, ngứa ngáy, càng gãi thì các vết mẩn ngứa càng lan rộng.
Người lớn và trẻ nhỏ cần mặc áo khoác vừa vặn, ấm để không bị gió lùa vào người, đeo bao tay, vớ, khăn choàng cổ khi đi ra ngoài.
Kiêng mặc quần áo quá chật
Đừng vì thấy bị dị ứng thời tiết, da bị mẩn ngứa, nổi mề đay mà vội vàng mặc thêm nhiều lớp quần áo. Điều này chỉ làm vấn đề của bạn nặng hơn mà thôi. Vì mặc quần áo chật chội sẽ cọ xát vào da, khiến làn da dễ bị kích ứng và gây ngứa mạnh hơn, đôi khi dẫn đến nhiễm trùng vì trầy xước. Thay vào đó, hãy chọn những bộ đồ vừa vặn, đủ ấm để làm dịu tình trạng dị ứng thời tiết.
Kiêng tự ý mua thuốc điều trị tại nhà
Nhiều người xem dị ứng thời tiết là căn bệnh không đáng nghiêm trọng nên không đến bệnh viện thăm khám mà tự ý mua thuốc dị ứng về uống hoặc bôi. Điều này rất nguy hiểm vì người bệnh không tìm ra được tác nhân gây dị ứng để điều trị tận gốc, dứt điểm. Đồng thời không được chỉ dẫn về loại thuốc phù hợp. Đã có nhiều trường hợp những thành phần hóa chất, dược tính trong thuốc còn khiến dị ứng thời tiết tiến triển nặng hơn về mức độ.
Bài thuốc dân gian trị dị ứng thời tiết
Hiện nay, dị ứng thời tiết vẫn chưa có thuốc đặc trị dứt điểm không cho tình trạng này tái phát nhiều lần. Tuy nhiên, bạn vẫn cần nhờ đến sự kiểm tra của bác sĩ chuyên khoa da liễu để tư vấn và can thiệp kịp thời.
Bên cạnh đó, các trường hợp dị ứng thời tiết thông thường, có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau để giảm triệu chứng:
Khoai tây
Khi có dấu hiệu xuất hiện các vết mẩn ngứa, bạn có thể chọn một củ khoai tây còn tươi, rửa sạch sau đó cắt thành những lát mỏng đắp lên vùng da bị ngứa trong vòng 20 phút. Mỗi ngày có thể đắp đều đặn để tăng hiệu quả nhưng không vượt quá 2 lần/ ngày.
Hỗn hợp nước ép cà rốt, dưa leo, củ cải đường
Đây là loại nước ép của quả rất tốt để giải độc gan, hỗ trợ điều trị dị ứng thời tiết. Bạn nên duy trì thói quen tốt này ngay cả khi không bị dị ứng để có hệ miễn dịch mạnh khỏe.
Uống nước chanh ấm cùng mật ong mỗi sáng
Mỗi buổi sáng khi vừa thức dậy, bạn có thể pha chanh cùng nước ấm, mật ong sẽ rất tốt cho cơ thể, thanh lọc đường ruột, giúp đào thải chất độc cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
Nước chè xanh và mật ong
Lá chè xanh được biết đến như loại dược liệu có tính kháng khuẩn, chống viêm nhiễm cao. Do vậy, bạn có thể uống mỗi ngày 1 – 2 chén trà xanh pha cùng mật ong. Với các trường hợp dị ứng mới khởi phát sẽ có kết quả rất khả quan.
Phòng ngừa dị ứng thời tiết
Dựa trên loại dị ứng thời tiết mà bạn mắc phải sẽ có biện pháp phòng ngừa khác nhau. Dưới đây là một số cách thức hạn chế nguy cơ mắc phải dị ứng thời tiết để bạn tham khảo:
- Rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục: đây được xem là biện pháp tốt nhất tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm bệnh tật.
- Bổ sung nguồn thực phẩm có chứa axit folic (bánh mì, đậu) bởi chúng là nguồn dinh dưỡng giúp cơ thể ngăn chặn được dị ứng thời tiết. Ăn các loại thực phẩm có tính mát, giải độc, hạn chế thức ăn gây kích ứng. Chế độ dinh dưỡng hài hòa, lành mạnh sẽ giúp sức đề kháng tăng cao. Uống nước đầy đủ. Trong cá hồi, cá mòi, cá trích, cá tuyết cá thu giàu axit béo omega-3 có thể chống viêm nhiễm, dị ứng.
- Nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để hạn chế vi khuẩn, lông sâu bọ, phấn hoa, nấm mốc. Hãy tạo môi trường sống luôn thoáng đãng, sạch sẽ, tránh ẩm thấp.
- Giữ ấm cơ thể, không mặc quần áo quá chật, chất liệu vải dễ gây ngứa như vải len, vải bố, ... Không nuôi vật nuôi nếu nghi bị dị ứng với lông động vật.
- Luôn đeo kính, khẩu trang, mặc ấm khi ra ngoài đường vào những ngày nhiều gió hoặc không khí lạnh
Xem thêm:
- Những cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết vừa an toàn vừa rẻ không thể bỏ qua
- Cách xử lý và đề phòng dị ứng thời tiết
- Chữa dị ứng da do thay đổi thời tiết