Dị ứng thời tiết có chữa khỏi được không?

Thời tiết giao mùa, khí hậu thay đổi thất thường khiến một số người có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng dị ứng thời tiết có thể khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Vậy có cách nào chữa khỏi được dị ứng thời tiết không?

Dị ứng thời tiết có chữa khỏi được không? Dị ứng thời tiết có chữa khỏi được không?

Thời điểm nào dễ gây dị ứng thời tiết?

  • Dị ứng thời tiết thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi thời tiết bắt đầu chuyển từ thu sang đông. Những người mắc bệnh thường là do cơ địa dễ dị ứng. Một số thời điểm dễ mắc dị ứng thời tiết:
  • Khi thời tiết trở lạnh đột ngột: Người bệnh đột ngột tiếp xúc với không khí lạnh hoặc nước lạnh khiến cơ thể giảm tiết mồ hôi và chất bã nhờn, gây mất nước, làm protein trong cơ thể biến thành chất đối nghịch, khiến cơ thể phản ứng lại bằng việc nổi mẩn ngứa, mề đay.
  • Khi trời mưa hoặc ẩm ướt: Thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển và phát tán nhanh trong không khí. Cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn, nấm mốc này sẽ làm người bệnh dễ bị dị ứng thời tiết
  • Khi trời nóng bức: Thời tiết quá nóng khiến cơ thể phải tiết ra nhiều mồ hôi. Da bị ẩm ướt quá lâu sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, hình thành viêm nhiễm, mẩn ngứa.
  • Thời tiết khô hanh, nhiều gió: Thời tiết này khiến cho phấn hoa, khói bụi, lông chó, mèo phân tán vào trong không khí khiến chúng ta dễ bị mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng.
vicare.vn-di-ung-thoi-tiet-co-chua-khoi-duoc-khong-body-1

Những dấu hiệu của dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả trẻ em và người lớn. Tùy theo cơ địa của mỗi người, bệnh có những biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Triệu chứng nổi bật nhất của dị ứng thời tiết là nổi phát ban với các mảng mẩn đỏ, phù nề và rất ngứa, càng gãi càng thấy ngứa. Các vùng da thường xuyên tiếp xúc với không khí là những nơi dễ bị nổi mẩn nhất (mặt, tay, chân,...). Ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện trường hợp có vết chàm, rỉ nước ở vùng đầu gối, khuỷu tay.

Một số trường hợp người bệnh có thể bị viêm mũi với các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, đôi khi kèm theo đau đầu.

Nguy hiểm hơn, có một số người bị dị ứng thời tiết sẽ bị nổi mề đay cấp tính, khiến người bệnh khó thở, tụt huyết áp đột ngột, nổi dị ứng trên khắp cơ thể. Nếu không nhanh chóng đưa đi cấp cứu, người bệnh có thể tử vong.

Làm thế nào để điều trị dị ứng thời tiết?

Dị ứng thời tiết thường liên quan đến yếu tố cơ địa, chính vì thế, bệnh này chỉ có thể điều trị theo từng đợt, chứ không thể chữa khỏi được hoàn toàn. Người bệnh thường sẽ cảm thấy hết ngứa khi thời tiết ấm lên.

Dị ứng thời tiết có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào. Vì vậy, người có cơ địa dị ứng nên chuẩn bị sẵn thuốc mang theo người, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc có thể chữa được bệnh này. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nên bạn cần đến bệnh viện khám để được các bác sĩ tư vấn về loại thuốc thích hợp, liều lượng để có thể điều trị một cách tốt nhất.

Nếu chỉ bị dị ứng nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng lá lốt, nước muối, nước hoa quả hoặc nước chanh pha cùng với mật ong uống vào buổi sáng khi vừa mới thức dậy để tăng hệ miễn dịch cho cơ thể. Bạn cũng có thể chườm nóng hoặc tắm nước ấm để giảm ngứa.

vicare.vn-di-ung-thoi-tiet-co-chua-khoi-duoc-khong-body-2

Phòng tránh dị ứng thời tiết như thế nào?

Tuy rằng không thể điều trị dứt điểm dị ứng thời tiết nhưng bạn vẫn có thể phòng ngừa những nguy cơ khiến bệnh trở nặng hơn. Tùy vào từng loại dị ứng mà bạn có những cách phòng tránh khác nhau:

Đối với viêm mũi dị ứng

  • Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, không để cơ thể tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ thay đổi đột ngột. Nếu ngồi điều hòa, bạn nên chỉnh nhiệt độ chỉ thấp hơn 1 - 2 độ so với bên ngoài.
  • Tránh tiếp xúc với lông chó, mèo, phấn hoa, khói thuốc,....
  • Đối với trường hợp đau đầu do dị ứng thời tiết:
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả có nhiều Vitamin C.
  • Uống đủ nước.
  • Bổ sung thêm các loại vitamin B1, B6, B12.
  • Tránh làm việc quá lâu dưới trời nắng gắt vào mùa hè và trời lạnh vào mùa đông. Mùa đông nên chú ý giữ ấm cho cơ thể.
  • Tránh tiếp xúc ở những nơi ồn ào, đông người, náo nhiệt vào những ngày quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể khiến bạn tụt huyết áp gây đau đầu.

Đối với những người bị nổi mề đay, mẩn ngứa

  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nước quá lạnh hoặc không khí lạnh.
  • Không uống nước lạnh hoặc ăn kem lạnh vì có thể gây phù nề thanh quản dẫn đến tử vong.
  • Không để da tiếp xúc với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ từ môi trường.
  • Nếu bị nổi mề đay, không được cố gãi mà chỉ nên xoa vào da cho bớt ngứa để tránh nhiễm trùng da. Thêm nữa, bạn cũng cần phải vệ sinh răng miệng, giữ gìn cơ thể luôn sạch sẽ để tránh cơ thể bị bội nhiễm, mưng mủ.

Xem thêm:

  • Khi bị dị ứng thời tiết lạnh và ngứa thì phải làm sao?
  • Bị dị ứng thời tiết phải làm sao?
  • Viêm xoang do dị ứng thời tiết điều trị như thế nào?