Dị ứng thời tiết: các triệu chứng và cách điều trị
Khi phát hiện được dấu hiệu dị ứng thời tiết, bạn cần phải có biện pháp đối phó kịp thời tránh nguy cơ khiến vùng dị ứng bị lan rộng.
Dị ứng thời tiết: các triệu chứng và cách điều trị
1. Dị ứng thời tiết và những triệu chứng phổ biến:
Dị ứng thời tiết là hiện tượng cơ thể quá nhạy cảm với những tác động của sự biến đổi thời tiết, đặc biệt là thời khắc chuyển mùa khi nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ gây ra bị dị ứng, nổi mề đay,...
Các bạn có thể nhận biết cơ thể bị dị ứng thời tiết qua những dấu hiệu sau:
- Da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột, đặc biệt là các vùng da hở như bàn tay, chân, mặt... là nơi dễ bị nổi mẩn nhất, lúc này người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
- Da bị sưng rộp hay tấy đỏ: Dị ứng thường khiến cho làn da của bạn bị sưng tấy, đặc biệt là vùng daxung quanh môi hay mặt là “đối tượng “ tấn công chủ yếu.
- Chàm bội nhiễm (Eczema): Các nốt dị ứng thưòng mẩn đỏ và có xuất hiện vảy ở đầu, và sẽ mọc gần khu mặt, đầu gối và khuỷu tay.
- Nổi mề đay cấp tính: Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, khiến người bệnh sẽ bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể.
2. Các bệnh dị ứng thời tiết thường gặp:
Viêm mũi dị ứng do thời tiết
Những thay đổi về thời tiết từ nóng sang lạnh và ngược lại; thay đổi hướng gió, gặp mưa... rất dễ gây viêm mũi dị ứng. Triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng là hắt hơi hàng tràng, sổ mũi, mắt đỏ và ngứa, khô họng, ngạt mũi. Nếu bị nặng có thể lên cơn khó thở, khò khè. Các biểu hiện này tồn tại trong vòng 15-20 phút, sau đó giảm dần. Số cơn xuất hiện trong ngày tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông, khi thời tiết lạnh, độ ẩm cao. Còn nếu bệnh trở thành mạn tính thì chỉ cần thay đổi thời tiết là xuất hiện, bất kể mùa đông hay mùa hè.
Đau đầu do thời tiết
Thời tiết thay đổi làm cho mạch máu não giãn ra là một nguyên nhân gây đau nhức đầu. Uống thuốc giảm đau lúc này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng. Không nên lạm dụng thuốc giảm đau, mà chỉ nên uống thuốc khi quá đau, thấy không thể chịu đựng hơn được nữa.
Bệnh về da
Nhiều người cứ đến mùa đông, ra gió lạnh hay ngồi quạt... là bị ban mề đay. Ở mức độ nhẹ, trên da xuất hiện một vài chấm nốt, chỉ trong một thời gian ngắn từ 1 đến vài tiếng rồi lại mất. Nặng hơn là các đám nhỏ, lớn với hình thù tròn, bầu dục, hình bản đồ... Có trường hợp, ban mề đay làm tổn thương niêm mạc ruột gây đi ngoài, nôn, thậm chí gây phù nề thanh phế quản làm suy thở cấp có thể gây tử vong ngay.
3. Một số cách điều trị dị ứng thời tiết:
Hiện tượng dị ứng thời tiết thường xảy đến nhiều vào thời điểm giao mùa hay khi thời tiết thay đổi đột ngột. Tuy nhiên, các triệu chứng xảy đến ở từng người là không giống nhau nên khi phát hiện được dấu hiệu dị ứng bạn cần phải có biện pháp đối phó kịp thời tránh nguy cơ khiến vùng dị ứng bị lan rộng. Bạn có thể áp dụng theo một số cách sau:
- Dùng bột khoai tây thoa lên vùng da bị dị ứng khoảng 20 phút, nên làm đều đặn mỗi ngày 2 lần cho đến khi những biểu hiện của bệnh dị ứng tự rút lui.
- Uống một cốc nước chanh ấm có thêm mật ong vào buổi sáng mỗi khi thức dậy, uống đều đặn trong một vài tháng, cách làm này giúp bạn cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
- Sử dụng nước hoa quả, đây là cách rất hữu hiệu để đẩy lùi những dấu hiệu của dị ứng thời tiết. Bạn hãy uống 500ml nước cà rốt hay trộn nước cà rốt với nước củ cải đường và nước dưa chuột mỗi ngày.
- Sử dụng mật ong, mật ong có tác dụng giúp cơ thể chống nhiễm khuẩn, an thần, các bệnh về đường hô hấp, ho, viêm thanh quản.
- Một cách nữa đễ đối phó với dị ứng thời tiết bạn nên áp dụng là dùng 1-2 chén trà xanh mỗi ngày thêm với chút mật ong để đẩy lùi những dấu hiệu của tình trạng bệnh.
- Những thảo dược lá khế, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, liên kiều... hỗ trợ điều trị và phòng ngựa dị ứng mề đay do nhiều nguyên nhân.
Nếu đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà mà không có kết quả, bạn nên tìm tới các cơ sở y tế để được sự tư vấn của bác sĩ.